Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016
Sớ Táo Quân CFCM - NTT
TÁO
23 tháng chạp.
Thần Táo về chầu.
Cúi đầu thật sâu.
Good Morning Thượng Đế
NGỌC HOÀNG
Táo này hay nhễ.
Đi trễ quá rồi,
Lại còn giỡn chơi.
Xì Bít In Gờ Lít
TÁO
Tại thần dân Mít
Trấn nhậm USA
Nhiều khi quá đà
Xin trên thứ lỗi
THƯỢNG ĐẾ
Ta không rảnh rỗi
Có gì tấu ngay.
Xong rồi guốc bay
Tới phiên Táo khác
TÁO
Thiên tào ghi chép.
Địa phủ kiểm tra.
Thần tâu thiệt thà.
Thông pha không chế.
Bây giờ trần thế.
Bão tuyết, mưa sa.
Giông tố phong ba
El Nino thổi tới
Thần đang bối rối
Lạnh cóng chân tay.
Tái mét mặt mày,
Quỳ lâu mỏi gối
THƯỢNG ĐẾ
Ta đây thứ lỗi.
Đứng dậy trình bày
Trần thế lúc này
Có gì mới lạ.
TÁO
Dạ dạ!
Muôn tâu Bệ Hạ.
Thần trấn Biên Hòa.
Cầu Mát quê nhà
Quán Cà phê ảo
Chuyện cơm, chuyện cháo.
Chuyện Tây chuyện Tàu,
Kẻ nghèo, người giàu
Thần không dám nói.
THƯỢNG ĐẾ
Ta biết, ta biết
Mỗi Táo một cõi.
Bổn phận tường trình.
Những việc linh tinh.
Nói nhiều không tiện.
TÁO
Thần không môi miếng.
Chỉ kể chuyện nhà.
Cà Phê năm qua
Có nhiều biến chuyển.
Bị người chế biến.
Pha chế tùm lum
Nghe thật hãi hùng.
Đủ thứ tạp chất.
Uống vô ngây ngất,
Phê thật là phê
Nhưng mà thật ghê.
Phụ gia pha chế.
Cà phê có ghế
Ngồi uống nhâm nhi
Bây giờ mất đi
Lại nằm, lại ngó
Tiếp viên đứng đó
Chả có y trang.
Lồ lộ dung nhan.
Bưởi bồng phơi phới.
THƯỢNG ĐẾ
Nhà ngươi nói tới
Cà Phê chốn nào?
Địa chỉ ra sao?
Mau ghi cho rõ?
Cha chả! Cha chả?
Thiệt đã!
TÁO
Muôn tâu Bệ Hạ
Ngài vừa nói gì.
NGỌC HOÀNG
À! À...
Ta bảo ngươi ghi
Rõ ràng phương hướng
Ta phái thiên tướng
Đến dẹp một khi
Để lâu ích gì.
Đàn ông hư hết.
TÁO.
Táo thần được biết
Đầy rẫy khắp nơi.
Bệ Hạ xuống coi
Khỏi về thiên giới.
Thần sẽ nói tới
Nhiệm sở của thần.
Biên Hòa tình thân.
Cà phê Cầu Mát
Nơi đây thơm ngát
Cà phê chánh tông.
Hái, ủ, phơi mông.
Ủa quên.
Hái, ủ, phơi, xông
Không pha, không tạp
NGỌC HOÀNG
Cà Phê Cầu Mát
Năm ngoái ngươi tâu
Một lão có râu
Lên làm địa chủ?
TÁO
Dạ!
Vẫn y như cũ
Lão vẫn phây phây.
Ra, vô tối ngày.
Vễnh râu chọc phá
Nhưng mà cũng khá
Lão biết dùng người.
Năm rồi lão mời
Nhan Trần chủ quán.
Một người tài cán.
Làm tranh khá tài.
Mọi người vỗ tay
Hoan hô hưởng ứng.
Một tay thiệt cứng
Nhiệm vụ an ninh
Kiểm tra trong ngoài.
Tên là Sương Sữa
Một nàng Sương Mợ.
Một tên Ung Man
Quậy phá ngang tàng
Cà phê sủi bọt
Thơ rất là ngọt.
Thả quán mỗi ngày
Công Luận ra tay
Tranh thơ tới tấp
Một nàng họ Ốc
Một cô Thúy Loan.
Mỹ Chơn ,10 Hoàng.
Ra vô phụ giúp.
Nhạc vàng ra rít
Thu & Đạo gà nhà
Cất cao tiếng ca.
Vui lòng khách đến.
Huỳnh văn Huê tới bến.
Văn viết thật thà
Kể chuyện quê nhà
Vừa hay vừa tếu.
NGỌC HOÀNG
Ta đây đã hiểu
Tại sao mọi người
Thích vào đây chơi
Cà Phê sớm tối
TÁO
Nếu ai rảnh rỗi
Mở You Tube ra
Bà chủ Tuyết Linda
" Biên Hòa nhung nhớ"
Nếu ai cắt cớ
Đau bệnh bất kỳ
Bác Sĩ Tường Vi
Online tường tận.
Hết lòng chỉ dẫn.
Giúp đở tới nơi.
Những vị khách mời
Luôn luôn góp mặt.
Thơ Trầm Vân xuất sắc.
Đi vào lòng người.
Văn viết tuyệt vời
Tiểu Thu góp tiếng.
Cathy kín tiếng,
Bài gửi dồi dào.
Hình đẹp xiết bao
Tìm tòi lượm lặt
Cùng về góp mặt
Từ Xưa Hiện làm thơ
Nhan Trần điểm tô
Tranh thơ lộng lẫy
NGỌC HOÀNG
Táo ngừng ngang đấy
Ta muốn hỏi thăm
Bà chủ Kiều Oanh
Sao không báo cáo?
TÁO
Dạ! Thần không nói láo
Bà đã nghỉ hưu
Địa chủ đã ừ
Nhan Trần thay thế
Lâu lâu thương nhớ
Bả lại về thăm
Cả quán vui mừng.
Hân hoan kính nể
NGỌC HOÀNG
Bà Thêm đâu nhễ
Lại cũng chẳng nghe.
Không lẽ chèo ghe
Đem than đi bán.
TÁO
Dạ! Bả luôn đeo bám
Quán nhà mỗi ngày
Công việc liền tay.
Cùng hai bà chủ
Lỗ lời, thiếu đủ
Phải nộp đúng ngày
Địa chủ ra tay
Hăm he tăng thuế.
Quán nhà không ế
Mới được 3 năm
Khách lui tới thăm
856.250 lượt
NGỌC HOÀNG
Thôi thế cũng được
Làm ăn phát tài
Ta thưởng mề đai
Công ngươi trấn nhậm
TÁO
Táo thần kính bẩm
Xin với Ngọc Hoàng
Năm mới sắp sang
Tăng lương, phụ cấp.
Áo quần đã mốc
Ám khói, cũ mèm
Ra đường lèng xèng
Người ta khi dễ.
Sang năm đúng lễ
Thần lái phi thuyền.
Trực chỉ cung tiên.
Về chầu Thượng Đế
NGỌC HOÀNG
Táo đừng khi dễ
Sang năm online
Báo cáo ngắn dài
Click chuột gửi tới
Ta đây cũng mới
Ấp đết gờ rô ram
Thêm trái táo vàng.
Face Time, Face book
TÁO
Vậy thần kính chúc.
Bệ hạ lai rai
Face Time mỗi ngày
Thần khỏi báo cáo.
Sang năm ngày Táo
Thần sẽ đi chơi.
Khỏi tấu dài hơi
Quỳ đau đầu gối.
Bây giờ đã tối
Thần Táo lui chân.
Quay về dương trần
Đi chơi chợ Tết
Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.
Nguyễn thị Thêm.
NGỌC HOÀNG
Bà Thêm đâu nhễ
Lại cũng chẳng nghe.
Không lẽ chèo ghe
Đem than đi bán.
TÁO
Dạ! Bả luôn đeo bám
Quán nhà mỗi ngày
Công việc liền tay.
Cùng hai bà chủ
Lỗ lời, thiếu đủ
Phải nộp đúng ngày
Địa chủ ra tay
Hăm he tăng thuế.
Quán nhà không ế
Mới được 3 năm
Khách lui tới thăm
856.250 lượt
NGỌC HOÀNG
Thôi thế cũng được
Làm ăn phát tài
Ta thưởng mề đai
Công ngươi trấn nhậm
TÁO
Táo thần kính bẩm
Xin với Ngọc Hoàng
Năm mới sắp sang
Tăng lương, phụ cấp.
Áo quần đã mốc
Ám khói, cũ mèm
Ra đường lèng xèng
Người ta khi dễ.
Sang năm đúng lễ
Thần lái phi thuyền.
Trực chỉ cung tiên.
Về chầu Thượng Đế
NGỌC HOÀNG
Táo đừng khi dễ
Sang năm online
Báo cáo ngắn dài
Click chuột gửi tới
Ta đây cũng mới
Ấp đết gờ rô ram
Thêm trái táo vàng.
Face Time, Face book
TÁO
Vậy thần kính chúc.
Bệ hạ lai rai
Face Time mỗi ngày
Thần khỏi báo cáo.
Sang năm ngày Táo
Thần sẽ đi chơi.
Khỏi tấu dài hơi
Quỳ đau đầu gối.
Bây giờ đã tối
Thần Táo lui chân.
Quay về dương trần
Đi chơi chợ Tết
Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.
Nguyễn thị Thêm.
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Mùa Xuân của người lính Mỹ - NTT
Việt cho xe vào parking và bước vào trạm xá. Đây là một trung tâm y tế khá lớn trong căn cứ của không quân của Mỹ tại Nhật Bản. Căn cứ có tên là Yokota Air base nằm trong tỉnh Fussa một trong 26 tỉnh trong vùng Tama thuộc phía Tây Tokyo
Người phụ tá người Nhật cúi đầu thật sâu chào Việt theo phong tục của họ. Việt chào lại và vào văn phòng mình . Phòng không rộng nhưng đầy đủ tiện nghi làm việc. Trong phòng ngoài computer, hồ sơ, tài liệu và những vật dụng cần thiết, Việt còn để hình gia đình, hai con và hình mẹ. Mỗi sáng bước vào nhìn mẹ cười với mình trong bức ảnh, Việt thấy mình ấm áp.
Bây giờ này là 7:30 sáng để bắt đầu một ngày làm việc, bên quê nhà mới chỉ 3:30 chiều của ngày hôm qua. Việt lại mỉm cười khi nghĩ đến hai chữ "Quê nhà". Không biết từ lúc nào anh đã mặc nhiên coi nước Mỹ là quê hương.
Quê hương không phải là nơi mình sinh ra và lớn lên hay sao?.
Việt sinh ra tại Việt Nam, thành phố Biên Hòa. Má hay kể cho cả nhà nghe ngày Má sinh ra Việt, vì đó là ngày kinh khủng nhất trong cuộc đời của Má.
........
Ba Việt là sĩ quan VNCH, ông mang cấp bậc Đại Úy trước 30/4/75. Khi Cộng Sản chiếm trọn miền Nam để đặt lên toàn cõi đất nước một chính sách cai trị mới gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa, ông bị triệu tập và phải đi ở tù. Người ta ở tù có tuyên án bao nhiêu năm, nhưng người bại binh ở tù thì thời gian không hạn định.
Má kể là họ nói tùy thuộc vào thái độ học tập của người tù và gia đình ở địa phương. Nhưng thực ra thì tùy thuộc vào bàn cờ chính trị trên sàng giao dịch quốc tế.
Má hay nói như vậy rồi cười buồn: "Vậy mà nó hù người ta, cho nhiều gia đình tù cải tạo phải bỏ hết tài sản đi vùng kinh tế mới. Hay làm việc tối đa để chồng sớm được trả về". Mà má là một nạn nhân của lời hứa hẹn láo khoét đó.
Ba Việt đi tù hơn 8 năm mới được thả về. Ba đi khi người chị đầu của Việt chỉ vài tháng tuổi, đến lúc ba về chị đã vào học lớp bốn. Gặp ba, chị cúi đầu chào "Thưa bác đến chơi" làm ai cũng khóc. Thế rồi sau đó má mang bầu Việt. 10 năm không sinh nở má chuyển bụng hai ngày một đêm mới sinh. Việt không to vì có gì để má ăn đâu mà sinh con mập mạp. Nhưng vì lớn tuổi, lại yếu sức, lâu quá không sinh nở nên Việt đã làm cho má kiệt lực khi vượt cạn . Bà mụ đặt tên cho Việt là thằng Cu Lì.
"Thằng Cu Lì của Má nay là một sĩ quan quân đội Hoa kỳ". Việt nhìn hình má thầm nghĩ và mỉm cười một mình.
Quê hương của Việt là Việt Nam hay Mỹ? Khi rời VN để đi định cư Việt mới có 5 tuổi. Tuổi bé thơ đó Việt đâu có biết gì về đất nước VN. Má và Ba hay kể về một quê hương xinh đẹp với bao nhiêu kỷ niệm. Ba kể về những người lính, về những nơi trú đóng, về những con người và danh lam thắng cảnh. Việt nhìn trong đôi mắt của cha, của Mẹ một nỗi nhớ nhung, một nỗi buồn xa xăm. Việt biết hai người thân muốn đem Việt về gần với quê cha đất tổ. Thế nhưng suốt bao nhiêu năm Việt đã sống, đã thở, đã nhận biết bao nhiêu ân tình và tình yêu của xứ sở này. Đây cũng chính là quê hương của Việt. Một quê hương mà Việt sẽ phải bảo vệ và đóng góp.
Việt tự hào mình là người Việt Nam, nhưng là một Việt Nam Cộng Hòa đã mất. Một VN của cha của mẹ ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Ngọn cờ đỏ đã và đang tung bay trên toàn lãnh thổ VN. Thành phố Sài Gòn với hàng cây xanh rợp bóng, những nơi cha mẹ Việt từng đến với bao kỷ niệm giờ đang bị dần dần xóa sổ.
Thời còn làm Chủ Tịch sinh viên đại học UCR Việt thường giương cao hay nghiêm chỉnh chào lá cờ vàng có ba sọc đỏ. Lá cờ có đẫm máu tiền nhân và máu xương đồng đội của Ba Việt. Lá cờ đó đang được các thành phố trên nước Mỹ công nhận vì là biểu tượng của người Việt tự do.
Nhưng dù muốn dù không lá cờ biểu tượng đó cũng không có lãnh thổ. Lãnh thổ nằm trong lòng người dân VN lưu vong trong đó có gia đình Việt. Nó ở trong tim của những người quân nhân người Mỹ gốc Việt đang phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ.
Tới giờ phải làm việc, Việt xem lịch trình khám bệnh và schedule trong ngày rồi bước ra ngoài. Hôm nay người bệnh nhân đầu tiên của Việt là một quân nhân người Mỹ. Người phụ tá đã chuẩn bị những dụng cụ cần thiết. Việt chào ông ta và hỏi thăm về sức khỏe trước khi bắt tay làm việc. Ông ta là một cựu quân nhân Hoa kỳ đã về hưu và đang sống với gia đình con trai cũng là một sĩ quan cấp bậc Đại Úy. Khi nói chuyện, ông ta vui mừng khi biết Việt là một người VN và là con của một cựu sĩ quan quân đội VNCH. Ông ta cho biết ông ta từng đến tham chiến tại VN. Ông vui vẻ nói vài câu tiếng Việt thông dụng với giọng lơ lớ thật vui.
Người bác sĩ dễ dàng nói chuyện với bệnh nhân. Nhất là bác sĩ tâm lý, câu chuyện có thể nói dài vì đó là chuyên môn nghề nghiệp. Riêng người Nha sĩ chỉ hỏi hay nói được vài câu là không thể nói thêm. Vì răng đã được tiêm thuốc tê, miệng được mở lớn ra để khám thì còn gì để nói. Người bệnh nhân của Việt chia tay Việt với sự hài lòng với nụ cười thật tươi, vì thuốc tê không thể cho ông ta nói thêm được nữa. Việt siết chặt tay ông và hẹn ngày tái khám sẽ nghe ông kể chuyện về những nơi ông đã từng chiến đấu trên quê hương của Việt.
Người cựu quân nhân Hoa Kỳ như ông ta đến tham chiến tại VN cũng như Việt bây giờ đang phục vụ tại nơi này. Một đất nước không phải quê hương mình, nhưng là bổn phận của người lính Mỹ trong nhiệm vụ Quốc tế.
Nước Nhật là một nước Việt ao ước được đến làm việc. Vừa phục vụ, vừa tìm hiểu và thăm viếng những nơi danh lam thắng cảnh. Một điều nữa là Việt muốn cho con mình được quen dần với sự giáo dục thật nhân bản và tốt đẹp nơi đây. Một đất nước được cả thế giới ngưỡng mộ về nhiều mặt.
Khi đến Nhật, để thích ứng với cuộc sống cả hai vợ chồng đều học tiếng Nhật. Vừa để không khó khăn trong giao tiếp vừa cùng con trai từng bước quen với ngôn ngữ và phong tục nơi đây. Thằng con trai 3 tuổi của Việt đã được vào học một trường mầm non.
Nếu nói về vấn đề giáo dục thì phải công nhật người Nhật họ đầu tư cho con cái khá cao. Nhà trường với phương pháp giáo dục đào tạo một con người tự lập và tốt đẹp ngay từ thời còn ở tuổi mầm non.
Bé Hiếu ngày đầu tiên tới trường phải tự mình thích ứng hoàn cảnh. Buổi sáng khi chiếc xe Bus nhà trường đến đón là phải tự mình bước lên xe với sự giúp đỡ lần đầu của cô giáo và không được gặp mẹ tới lúc được trả về. Dụng cụ đi học rất nhiêu khê: áo quần đồng phục, Backpack, nón cũng thay đổi tùy theo mùa. Con trai, con gái đều mặc đồng phục giống nhau. Trong cặp có riêng nĩa muỗng, đũa cá nhân. Giờ tập thể dục, giờ tập bơi, đi dã ngoại có đồng phục riêng và phải tự thay. Mới đầu vợ Việt cũng xót cho con, nhưng rồi mọi việc trôi qua tốt đẹp. Cu Hiếu đã có bạn, đã từ từ hiểu được cô giáo, bạn bè và rất thích thú với những giờ học ở trường. Chiếc xe bus có cái đầu xe thiết kế như đầu tàu lửa Thomas and Friend làm cậu bé thích thú vô cùng. Khi bước lên xe, phải cúi đầu chào mọi người trên xe và chúc một buổi sáng tốt đẹp. Khi về tới trạm nơi cha mẹ đón, cháu cũng chào mọi người còn lại và chúc một buổi chiều tốt lành bằng tiếng Nhật.
Trường lại có chương trình cho học sinh trồng trọt trong trang trại của riêng trường. Những hoa màu thu hoạch được sẽ được đem vào trường nấu phục vụ những bữa ăn trưa . Giờ ăn trưa học sinh cũng phải tự mình dọn bàn, đi xuống phòng ăn nhận thức ăn và phân công nhau để múc thức ăn phân phối cho bạn bè. Ăn xong, mỗi học sinh phải xếp lại những hộp giấy đựng sữa và giao xuống phòng ăn để recycle.Những vật dụng sau bữa ăn phải xếp đặt cẩn thận hoàn trả lại phòng ăn. Sau đó sắp xếp lại bàn ghế để tiếp tục giờ học buổi chiều.
Đó những lớp lớn còn riêng ở lớp mầm non của cu Hiếu thì cô giáo phục vụ, nhưng trẻ phải tự ăn và tự rửa muỗng nĩa, đũa rồi cất vào hộp cá nhân. Trước khi ăn, ngồi vào bàn với khay thức ăn trước mặt. Trẻ phải chấp hai tay lại và cám ơn những người đã giúp cho có bửa ăn này. Ăn xong cũng phải cám ơn bửa ăn ngon lành đó. Mới học chưa được hai tháng, về nhà dù bửa ăn sáng hay trưa, chiều, Cu Hiếu cũng chắp tay cám ơn như ở trường và con bé em cũng làm theo. Thằng bé ăn uống gọn gàng hơn và không dám chơi đùa lơ đểnh trong bửa ăn như trước.Tháng đầu tiên giấy ở trường gửi về cho Việt là phê bình cu Hiếu ăn ít thức ăn. Những thức ăn bổ dưỡng đó phải cần ăn cho hết. Nhất là thịt và rau cải.
Bảo vệ mội trường, cây xanh cũng là một chủ đề lớn. Ngay những cháu mầm non cũng vẫn có những giờ đi vào rừng, tập làm quen với thiên nhiên, yêu thích cây cối, thú vật. Thể dục và tập bơi lội là một hình thức giáo dục được đặc biệt chú ý ở nước Nhật. Cho nên thế hệ con cháu Thái Dương Thần Nữ ngày nay đã thay đổi chiều cao rất nhiều so với ngày xưa.
Tuy nhiên có điều Việt thấy mình hơi hụt hẫng khi đến nước Nhật. Đó là một số người dân nước Nhật không cám ơn nước Mỹ như Việt nghĩ. Vì nước Mỹ đã giúp đỡ nước Nhật tiến bộ hùng mạnh như ngày nay. Hai trái bom nguyên tử vẫn còn canh cánh bên lòng. Họ nghĩ họ không sai và trong sự sâu lắng của tâm hồn họ. Người Mỹ chưa phải là một người bạn chân thành. Do đó người dân Nhật nếu không cần thiết họ không học hay nói tiếng Mỹ. Họ muốn bảo toàn văn hóa họ.
Nói vậy không có nghĩa người Nhật ghét hay căm thù người Mỹ. Họ rất lịch sự và tôn trọng khách. Trong dịp lễ Thanksgiving, sau khi tổ chức một buổi tiệc với các đồng đội và hàng xóm đón mừng Lễ Tạ Ơn theo phong tục Mỹ. Gia đình Việt đã dùng những ngày nghỉ lễ đi thăm viếng thành phố Kyoto. Tại đây gia đình đã thuê căn phòng của một gia đình người Nhật với giá 20$ cho một đầu người. Căn phòng chỉ là một một căn phòng trống được trải lên hai tấm nệm và chăn mền để ngủ. Căn nhà cách trạm xe lửa độ 5 phút lái xe. Ông chủ nhà rất tử tế, buổi sáng khi đi làm ông ta chở cả nhà ra trạm và dặn dò khi về gọi ông ta sẽ ra đón để các cháu không đi bộ mỏi chân. Nhờ vậy, gia đình Việt đã được thăm viếng khu Tokufuji Temple với những ngôi chùa rất cổ kính uy nghi. Nikishi Market place, Monkey park cho trẻ em và nhiều nơi khác. Trước khi từ giã về lại căn cứ, gia đình ông chủ nhà đã làm một bữa ăn tiễn biệt. Những món ăn thuần túy của Nhật như Sushi, Takoyaki và Yakisoba. Sự chân thật hiếu khách của gia chủ làm Việt nhớ mãi không quên.
Christmas năm nay gia đình Việt không thể về Mỹ sum họp mừng lễ. Tết Dương Lịch cũng chỉ quanh quẩn trong căn cứ. Tuy nhiên trong phạm vi nhỏ này, những người lính Mỹ vẫn thấy mình thật ấm áp như đang ở trong nước. Những buổi họp mặt, những bữa tiệc Giáng Sinh vẫn được thay phiên nhau tổ chức. Con cái họ vẫn hưởng không khí lễ hội như ở quê nhà. Tuy không rình rang, tưng bừng nhưng vẫn đầy đủ và ấm cúng.
Có một điều cũng vui là người Nhật không ăn Tết theo âm lịch như Việt Nam hay Trung hoa. Họ ăn Tết Dương lịch với đầy đủ phong tục cũng na ná như Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về một xứ sở mới đến để mình hòa nhập, Việt đã đi tìm hiểu và biết được vài điều.
- Người Nhật ăn Tết vào ngày đầu năm dương lịch. Họ cũng đón giao thừa như các nước. Các đền, chùa sẽ đánh lên 108 hồi chuông ngụ ý xoa đuổi 108 con quỷ dữ đi xa để đem lại niềm vui và may mắn cho năm mới.
Nếu người VN mình có món bánh chưng hay bánh tét, thì người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên , các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ nhằm tỏ lòng thành kính.
Trong truyền thuyết cổ xưa Nhật Bản, ngày mồng một Tết, vị thần Toshidon xuất hiện, ban tặng cho trẻ em ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni . Từ đó với mong ước được hưởng nhiều những ân huệ từ vị thần này, Người Nhật thường ăn bánh Ozono vào ngày mồng một cũng như người Việt Nam ta ăn bánh Tét, bánh chưng để nhớ tổ tiên.
Ngoài ra trẻ con cũng nhận được tiền lì xì như người VN mình. Đó là tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật gọi là "Otoshidama" như là nhận được sức mạnh của vị thần Toshigamisama.
Cái này thì Việt thích nhất. Ngày đầu năm, cả nhà Việt có tục lệ tập trung để mừng năm mới. Ai cũng phải ăn mặc đàng hoàng. Bà nội Việt ngồi trên ghế, cha mẹ Việt đến chúc Tết trước rồi đến con, cháu. Bà nội lì xì tiền cho từng người để lấy hên. Riêng chị em Việt được ba, má cậu, mợ lì xì tiền trong cáo bao đỏ thật đẹp. Tiền đó Việt để dành mua sách vở hay những thứ cần dùng. Bây giờ đã lớn, Việt lại có bổn phận lì xì cho các cháu. Khi đi công tác xa không thể về được, Việt cũng gửi tiền về nhớ mẹ gửi dùm. Các cháu đứng khoanh tay chúc Tết Việt trên màn hình Face Time rất dễ thương và cảm động.
Người Nhật cũng đi chùa vào đầu năm mới , cũng chọn hướng tốt để đi. Khi Lễ Phật, họ rửa tay sạch sẽ. Họ chấp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần rồi chấp tay cầu nguyện trước khi lạy một lễ cuối cùng. Họ cũng bỏ tiền công quả vào hòm công đức và cũng rút quẻ như người Việt ta hay đi xin xâm.
Việt lại nhớ đến những ngày còn nhỏ Tết theo mẹ đi chùa. Tết gần đây nhất lúc có thằng bé đầu lòng, mẹ dẫn gia đình Việt đi chùa Quang Thiện. Cả nhà quỳ lễ Phật và nghe sư ông thuyết Pháp.Vợ Việt cũng xin xâm và cả nhà đoán xâm vui lắm.
Tại nước Mỹ, người lính là lực lượng tình nguyện và được gạn lọc thật kỹ. Một người sĩ quan phải qua nhiều trường lớp và huấn luyện thường xuyên. Đối với Việt, ngoài phục vụ còn phải làm sao cho người nước ngoài thấy cái ưu việt của đất nước Hoa kỳ và tư cách của một người lính Mỹ.
Người quân nhân Hoa kỳ công tác nước ngoài như Việt, dù thương nhớ gia đình nhưng không cảm thấy lẻ loi. Mọi người yêu thương nhau trong tình huynh đệ và căn cứ trú đóng như là một đất nước Hoa kỳ thu nhỏ lại. Những ngày lễ lớn trong đơn vị đều tổ chức đón mừng để con cái và bản thân họ không thấy nhớ nhà.
Riêng gia đình Việt trong khu gia binh này cũng nhận được nhiều tình thương ấm áp của đồng đội. Trong căn cứ cũng tổ chức buổi tiệc chúc mừng Giáng Sinh và New Year cho đơn vị, rồi từng gia đình hay đôi ba gia đình tập trung lại chúc mừng nhau. Những câu lạc bộ cũng dành cho gia đình quân nhân những buổi họp mặt ý nghĩa và đầm ấm.
Mùa Xuân là mùa hoa lá đâm chồi nẫy lộc, là mùa đem lại niềm tin và hy vọng. Ở một nơi không phải quê hương nhưng Việt và các bạn đồng đội vẫn vui hướng về Hoa kỳ với tất cả niềm tin.
Ngày tết Nguyên Đán, có lẽ người lẻ loi nhất là Việt. Vì xung quanh trong căn cứ ,Việt không thấy một người quân nhân người Mỹ gốc Việt thứ hai.
Tuy nhiên Việt sẽ làm một điều như mọi năm vẫn làm tại nước Ý. Việt sẽ mua hoa, trái và nghiêm chỉnh cúng giao thừa. Giao thừa ở Mỹ, ở Nhật, ở Việt Nam tuy không đồng nhất cùng giờ, nhưng nơi nào mà thời gian điểm đúng giờ mở đầu một năm thì là giờ giao thừa thiêng liêng nhất ở nơi nó.
Việt sẽ đốt hương thành tâm khấn nguyện cho đất nước quê hương thoát khỏi sự kìm kẹp bóc lột. Cho VN có tự do.
Cầu nguyện cho cha mẹ , cậu mợ anh chị em, các cháu và tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
Việt sẽ mời những người bạn thân đến nhà dùng bữa tiệc đầu năm. Sẽ bày trò chơi lắc bầu cua để nhớ những ngày còn bé. Sẽ lì xì cho con và các trẻ con hàng xóm để chúc các cháu một năm học tập tốt mọi việc thành công.
Dù ở nơi nào người lính Mỹ vẫn có niềm tin . Thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Con người sẽ gần nhau và tiến bộ hơn. Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
Happy New Year.
Nguyễn thị Thêm.
Thời còn làm Chủ Tịch sinh viên đại học UCR Việt thường giương cao hay nghiêm chỉnh chào lá cờ vàng có ba sọc đỏ. Lá cờ có đẫm máu tiền nhân và máu xương đồng đội của Ba Việt. Lá cờ đó đang được các thành phố trên nước Mỹ công nhận vì là biểu tượng của người Việt tự do.
Nhưng dù muốn dù không lá cờ biểu tượng đó cũng không có lãnh thổ. Lãnh thổ nằm trong lòng người dân VN lưu vong trong đó có gia đình Việt. Nó ở trong tim của những người quân nhân người Mỹ gốc Việt đang phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ.
Tới giờ phải làm việc, Việt xem lịch trình khám bệnh và schedule trong ngày rồi bước ra ngoài. Hôm nay người bệnh nhân đầu tiên của Việt là một quân nhân người Mỹ. Người phụ tá đã chuẩn bị những dụng cụ cần thiết. Việt chào ông ta và hỏi thăm về sức khỏe trước khi bắt tay làm việc. Ông ta là một cựu quân nhân Hoa kỳ đã về hưu và đang sống với gia đình con trai cũng là một sĩ quan cấp bậc Đại Úy. Khi nói chuyện, ông ta vui mừng khi biết Việt là một người VN và là con của một cựu sĩ quan quân đội VNCH. Ông ta cho biết ông ta từng đến tham chiến tại VN. Ông vui vẻ nói vài câu tiếng Việt thông dụng với giọng lơ lớ thật vui.
Người bác sĩ dễ dàng nói chuyện với bệnh nhân. Nhất là bác sĩ tâm lý, câu chuyện có thể nói dài vì đó là chuyên môn nghề nghiệp. Riêng người Nha sĩ chỉ hỏi hay nói được vài câu là không thể nói thêm. Vì răng đã được tiêm thuốc tê, miệng được mở lớn ra để khám thì còn gì để nói. Người bệnh nhân của Việt chia tay Việt với sự hài lòng với nụ cười thật tươi, vì thuốc tê không thể cho ông ta nói thêm được nữa. Việt siết chặt tay ông và hẹn ngày tái khám sẽ nghe ông kể chuyện về những nơi ông đã từng chiến đấu trên quê hương của Việt.
Người cựu quân nhân Hoa Kỳ như ông ta đến tham chiến tại VN cũng như Việt bây giờ đang phục vụ tại nơi này. Một đất nước không phải quê hương mình, nhưng là bổn phận của người lính Mỹ trong nhiệm vụ Quốc tế.
Nước Nhật là một nước Việt ao ước được đến làm việc. Vừa phục vụ, vừa tìm hiểu và thăm viếng những nơi danh lam thắng cảnh. Một điều nữa là Việt muốn cho con mình được quen dần với sự giáo dục thật nhân bản và tốt đẹp nơi đây. Một đất nước được cả thế giới ngưỡng mộ về nhiều mặt.
Khi đến Nhật, để thích ứng với cuộc sống cả hai vợ chồng đều học tiếng Nhật. Vừa để không khó khăn trong giao tiếp vừa cùng con trai từng bước quen với ngôn ngữ và phong tục nơi đây. Thằng con trai 3 tuổi của Việt đã được vào học một trường mầm non.
Nếu nói về vấn đề giáo dục thì phải công nhật người Nhật họ đầu tư cho con cái khá cao. Nhà trường với phương pháp giáo dục đào tạo một con người tự lập và tốt đẹp ngay từ thời còn ở tuổi mầm non.
Bé Hiếu ngày đầu tiên tới trường phải tự mình thích ứng hoàn cảnh. Buổi sáng khi chiếc xe Bus nhà trường đến đón là phải tự mình bước lên xe với sự giúp đỡ lần đầu của cô giáo và không được gặp mẹ tới lúc được trả về. Dụng cụ đi học rất nhiêu khê: áo quần đồng phục, Backpack, nón cũng thay đổi tùy theo mùa. Con trai, con gái đều mặc đồng phục giống nhau. Trong cặp có riêng nĩa muỗng, đũa cá nhân. Giờ tập thể dục, giờ tập bơi, đi dã ngoại có đồng phục riêng và phải tự thay. Mới đầu vợ Việt cũng xót cho con, nhưng rồi mọi việc trôi qua tốt đẹp. Cu Hiếu đã có bạn, đã từ từ hiểu được cô giáo, bạn bè và rất thích thú với những giờ học ở trường. Chiếc xe bus có cái đầu xe thiết kế như đầu tàu lửa Thomas and Friend làm cậu bé thích thú vô cùng. Khi bước lên xe, phải cúi đầu chào mọi người trên xe và chúc một buổi sáng tốt đẹp. Khi về tới trạm nơi cha mẹ đón, cháu cũng chào mọi người còn lại và chúc một buổi chiều tốt lành bằng tiếng Nhật.
Trường lại có chương trình cho học sinh trồng trọt trong trang trại của riêng trường. Những hoa màu thu hoạch được sẽ được đem vào trường nấu phục vụ những bữa ăn trưa . Giờ ăn trưa học sinh cũng phải tự mình dọn bàn, đi xuống phòng ăn nhận thức ăn và phân công nhau để múc thức ăn phân phối cho bạn bè. Ăn xong, mỗi học sinh phải xếp lại những hộp giấy đựng sữa và giao xuống phòng ăn để recycle.Những vật dụng sau bữa ăn phải xếp đặt cẩn thận hoàn trả lại phòng ăn. Sau đó sắp xếp lại bàn ghế để tiếp tục giờ học buổi chiều.
Đó những lớp lớn còn riêng ở lớp mầm non của cu Hiếu thì cô giáo phục vụ, nhưng trẻ phải tự ăn và tự rửa muỗng nĩa, đũa rồi cất vào hộp cá nhân. Trước khi ăn, ngồi vào bàn với khay thức ăn trước mặt. Trẻ phải chấp hai tay lại và cám ơn những người đã giúp cho có bửa ăn này. Ăn xong cũng phải cám ơn bửa ăn ngon lành đó. Mới học chưa được hai tháng, về nhà dù bửa ăn sáng hay trưa, chiều, Cu Hiếu cũng chắp tay cám ơn như ở trường và con bé em cũng làm theo. Thằng bé ăn uống gọn gàng hơn và không dám chơi đùa lơ đểnh trong bửa ăn như trước.Tháng đầu tiên giấy ở trường gửi về cho Việt là phê bình cu Hiếu ăn ít thức ăn. Những thức ăn bổ dưỡng đó phải cần ăn cho hết. Nhất là thịt và rau cải.
Bảo vệ mội trường, cây xanh cũng là một chủ đề lớn. Ngay những cháu mầm non cũng vẫn có những giờ đi vào rừng, tập làm quen với thiên nhiên, yêu thích cây cối, thú vật. Thể dục và tập bơi lội là một hình thức giáo dục được đặc biệt chú ý ở nước Nhật. Cho nên thế hệ con cháu Thái Dương Thần Nữ ngày nay đã thay đổi chiều cao rất nhiều so với ngày xưa.
Tuy nhiên có điều Việt thấy mình hơi hụt hẫng khi đến nước Nhật. Đó là một số người dân nước Nhật không cám ơn nước Mỹ như Việt nghĩ. Vì nước Mỹ đã giúp đỡ nước Nhật tiến bộ hùng mạnh như ngày nay. Hai trái bom nguyên tử vẫn còn canh cánh bên lòng. Họ nghĩ họ không sai và trong sự sâu lắng của tâm hồn họ. Người Mỹ chưa phải là một người bạn chân thành. Do đó người dân Nhật nếu không cần thiết họ không học hay nói tiếng Mỹ. Họ muốn bảo toàn văn hóa họ.
Nói vậy không có nghĩa người Nhật ghét hay căm thù người Mỹ. Họ rất lịch sự và tôn trọng khách. Trong dịp lễ Thanksgiving, sau khi tổ chức một buổi tiệc với các đồng đội và hàng xóm đón mừng Lễ Tạ Ơn theo phong tục Mỹ. Gia đình Việt đã dùng những ngày nghỉ lễ đi thăm viếng thành phố Kyoto. Tại đây gia đình đã thuê căn phòng của một gia đình người Nhật với giá 20$ cho một đầu người. Căn phòng chỉ là một một căn phòng trống được trải lên hai tấm nệm và chăn mền để ngủ. Căn nhà cách trạm xe lửa độ 5 phút lái xe. Ông chủ nhà rất tử tế, buổi sáng khi đi làm ông ta chở cả nhà ra trạm và dặn dò khi về gọi ông ta sẽ ra đón để các cháu không đi bộ mỏi chân. Nhờ vậy, gia đình Việt đã được thăm viếng khu Tokufuji Temple với những ngôi chùa rất cổ kính uy nghi. Nikishi Market place, Monkey park cho trẻ em và nhiều nơi khác. Trước khi từ giã về lại căn cứ, gia đình ông chủ nhà đã làm một bữa ăn tiễn biệt. Những món ăn thuần túy của Nhật như Sushi, Takoyaki và Yakisoba. Sự chân thật hiếu khách của gia chủ làm Việt nhớ mãi không quên.
Christmas năm nay gia đình Việt không thể về Mỹ sum họp mừng lễ. Tết Dương Lịch cũng chỉ quanh quẩn trong căn cứ. Tuy nhiên trong phạm vi nhỏ này, những người lính Mỹ vẫn thấy mình thật ấm áp như đang ở trong nước. Những buổi họp mặt, những bữa tiệc Giáng Sinh vẫn được thay phiên nhau tổ chức. Con cái họ vẫn hưởng không khí lễ hội như ở quê nhà. Tuy không rình rang, tưng bừng nhưng vẫn đầy đủ và ấm cúng.
Có một điều cũng vui là người Nhật không ăn Tết theo âm lịch như Việt Nam hay Trung hoa. Họ ăn Tết Dương lịch với đầy đủ phong tục cũng na ná như Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về một xứ sở mới đến để mình hòa nhập, Việt đã đi tìm hiểu và biết được vài điều.
- Người Nhật ăn Tết vào ngày đầu năm dương lịch. Họ cũng đón giao thừa như các nước. Các đền, chùa sẽ đánh lên 108 hồi chuông ngụ ý xoa đuổi 108 con quỷ dữ đi xa để đem lại niềm vui và may mắn cho năm mới.
Nếu người VN mình có món bánh chưng hay bánh tét, thì người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên , các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ nhằm tỏ lòng thành kính.
Trong truyền thuyết cổ xưa Nhật Bản, ngày mồng một Tết, vị thần Toshidon xuất hiện, ban tặng cho trẻ em ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni . Từ đó với mong ước được hưởng nhiều những ân huệ từ vị thần này, Người Nhật thường ăn bánh Ozono vào ngày mồng một cũng như người Việt Nam ta ăn bánh Tét, bánh chưng để nhớ tổ tiên.
Ngoài ra trẻ con cũng nhận được tiền lì xì như người VN mình. Đó là tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật gọi là "Otoshidama" như là nhận được sức mạnh của vị thần Toshigamisama.
Cái này thì Việt thích nhất. Ngày đầu năm, cả nhà Việt có tục lệ tập trung để mừng năm mới. Ai cũng phải ăn mặc đàng hoàng. Bà nội Việt ngồi trên ghế, cha mẹ Việt đến chúc Tết trước rồi đến con, cháu. Bà nội lì xì tiền cho từng người để lấy hên. Riêng chị em Việt được ba, má cậu, mợ lì xì tiền trong cáo bao đỏ thật đẹp. Tiền đó Việt để dành mua sách vở hay những thứ cần dùng. Bây giờ đã lớn, Việt lại có bổn phận lì xì cho các cháu. Khi đi công tác xa không thể về được, Việt cũng gửi tiền về nhớ mẹ gửi dùm. Các cháu đứng khoanh tay chúc Tết Việt trên màn hình Face Time rất dễ thương và cảm động.
Người Nhật cũng đi chùa vào đầu năm mới , cũng chọn hướng tốt để đi. Khi Lễ Phật, họ rửa tay sạch sẽ. Họ chấp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần rồi chấp tay cầu nguyện trước khi lạy một lễ cuối cùng. Họ cũng bỏ tiền công quả vào hòm công đức và cũng rút quẻ như người Việt ta hay đi xin xâm.
Việt lại nhớ đến những ngày còn nhỏ Tết theo mẹ đi chùa. Tết gần đây nhất lúc có thằng bé đầu lòng, mẹ dẫn gia đình Việt đi chùa Quang Thiện. Cả nhà quỳ lễ Phật và nghe sư ông thuyết Pháp.Vợ Việt cũng xin xâm và cả nhà đoán xâm vui lắm.
Tại nước Mỹ, người lính là lực lượng tình nguyện và được gạn lọc thật kỹ. Một người sĩ quan phải qua nhiều trường lớp và huấn luyện thường xuyên. Đối với Việt, ngoài phục vụ còn phải làm sao cho người nước ngoài thấy cái ưu việt của đất nước Hoa kỳ và tư cách của một người lính Mỹ.
Người quân nhân Hoa kỳ công tác nước ngoài như Việt, dù thương nhớ gia đình nhưng không cảm thấy lẻ loi. Mọi người yêu thương nhau trong tình huynh đệ và căn cứ trú đóng như là một đất nước Hoa kỳ thu nhỏ lại. Những ngày lễ lớn trong đơn vị đều tổ chức đón mừng để con cái và bản thân họ không thấy nhớ nhà.
Riêng gia đình Việt trong khu gia binh này cũng nhận được nhiều tình thương ấm áp của đồng đội. Trong căn cứ cũng tổ chức buổi tiệc chúc mừng Giáng Sinh và New Year cho đơn vị, rồi từng gia đình hay đôi ba gia đình tập trung lại chúc mừng nhau. Những câu lạc bộ cũng dành cho gia đình quân nhân những buổi họp mặt ý nghĩa và đầm ấm.
Mùa Xuân là mùa hoa lá đâm chồi nẫy lộc, là mùa đem lại niềm tin và hy vọng. Ở một nơi không phải quê hương nhưng Việt và các bạn đồng đội vẫn vui hướng về Hoa kỳ với tất cả niềm tin.
Ngày tết Nguyên Đán, có lẽ người lẻ loi nhất là Việt. Vì xung quanh trong căn cứ ,Việt không thấy một người quân nhân người Mỹ gốc Việt thứ hai.
Tuy nhiên Việt sẽ làm một điều như mọi năm vẫn làm tại nước Ý. Việt sẽ mua hoa, trái và nghiêm chỉnh cúng giao thừa. Giao thừa ở Mỹ, ở Nhật, ở Việt Nam tuy không đồng nhất cùng giờ, nhưng nơi nào mà thời gian điểm đúng giờ mở đầu một năm thì là giờ giao thừa thiêng liêng nhất ở nơi nó.
Việt sẽ đốt hương thành tâm khấn nguyện cho đất nước quê hương thoát khỏi sự kìm kẹp bóc lột. Cho VN có tự do.
Cầu nguyện cho cha mẹ , cậu mợ anh chị em, các cháu và tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
Việt sẽ mời những người bạn thân đến nhà dùng bữa tiệc đầu năm. Sẽ bày trò chơi lắc bầu cua để nhớ những ngày còn bé. Sẽ lì xì cho con và các trẻ con hàng xóm để chúc các cháu một năm học tập tốt mọi việc thành công.
Dù ở nơi nào người lính Mỹ vẫn có niềm tin . Thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Con người sẽ gần nhau và tiến bộ hơn. Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
Happy New Year.
Nguyễn thị Thêm.
Rồi công nhân mình sẽ sống ra sao?
Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart.
Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ.
Việc nhập siêu hàng từ Trung Quốc trong chiến lược tạo giá cạnh tranh tuyệt đối của Walmart thoạt đầu có vẻ như được người tiêu dùng ủng hộ, thế nhưng dần dần người ta nhận ra rằng, việc bán hàng giá rẻ đó cũng là một cách hủy diệt quốc gia.
Amy Traub, nhà phân tích chính sách kinh tế hàng đầu của Mỹ, đã từng tố cáo việc ích kỷ tạo lợi nhuận của các công ty thích nhập hàng rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá ngành công nghiệp Mỹ.
Riêng với Walmart, bà Amy từng nêu bảng phân tích 10 điểm vô cùng nguy hại. Trong đó, đáng lo ngại nhất là im lặng đẩy mạnh nạn thất nghiệp ở nước Mỹ, lên đến 400,000 người (số liệu 2015), đổi bằng con số 20.000 công nhân Trung Quốc bị bóc lột bằng giá lao động rẻ mạt. Không chỉ riêng Ưalmart, mà tất cả các công ty, hãng xưởng đang có khuynh hướng đặt mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc đều phải đối diện với lời chỉ trích nặng nề rằng đã đã khiến một lớp công nhân Mỹ chỉ có thể sống bằng lương tối thiểu, đói nghèo, và các nhà máy nội địa phải đóng cửa.
Trong những ngày ở Mỹ vào năm ngoái, tôi chứng kiến những nhóm xã hội dân sự đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi lao động và kinh tế của nước Mỹ.
Các nhân viên của các hệ thống bán hàng này được lệnh đi tìm và gỡ bỏ các miếng dán trên các kệ hàng, do các nhà hoạt động xã hội chia nhau đi gắn vào, hoặc đứng trước cửa các cửa hàng đó, với nội dung rất mạnh mẽ “Hãy tẩy chay Walmart”, “Đây không phải là nơi có hàng được sản xuất từ nước Mỹ”, “Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ”…
Trong làn sóng ấy, các món hàng được sản xuất từ Mỹ, lúc này được in nhãn “made in USA” thật to và kiêu hãnh trên sản phẩm, được mọi người chọn mua như một cách chống lại sự xâm lăng hàng hóa từ Trung Quốc hoặc như mọt động thái ái quốc. Rõ ràng là ở một nơi có ý thức, ngay cả việc được hưởng thụ hàng hoá giá rẻ, người ta cũng phải giật mình và hỏi rằng “rồi công nhân mình sẽ sống ra sao?”
Người của mình rồi sẽ sống ra sao? Đó là câu hỏi như đang bị lãng quên.
Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẩng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. Nông dân ngồi khóc ròng trên vệ đường, người trồng trọt đổ bỏ và cho heo, bò ăn để đỡ xót của vẫn diễn ra hàng năm. Vẫn chưa thấy một quan chức nào đủ dũng khí đập bàn và quát lên rằng “rồi nông dân mình sẽ sống ra sao?”.
Sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bởi lòng tham và dốt nát về nội lực quốc gia đang giết mòn đất nước. Cứ nhìn vào số nhập siêu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc mà kinh sợ: Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho hay con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỉ USD vào năm 2014, tức tăng 144 lần. Năm 2015, con số còn cao hơn nữa.
Hiện tại ở Việt Nam, các công ty lớn, vỗ ngực tự xưng là thành đạt là “made in Việt” như Tôn Hoa Sen, Number One (Tân Hiệp Phát)… rồi mới đây là Trà Ô long Tea + Plus của Pepsi cũng đều lệ thuộc nặng nề vào nguồn hàng của Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc.
Đó là chưa nói đến độ kém chất lượng của thương phẩm, các sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang bủa vây người Việt như một cuộc hủy diệt im lặng, cũng không thấy ai có đủ một trái tim Việt Nam thương giống nòi mà kêu gọi “rồi người Việt mình sẽ sống ra sao?”.
Nhưng bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam cũng cần phải tự hỏi: Hàng Trung Quốc dễ dàng nhập vậy, đem lại nhiều vấn nạn như vậy, mà nhiều năm, sao lắm cơ quan hải quan, kiểm tra tốn kém tiền thuế dân, vẫn “ra vẻ” bất lực. Hơn 300 tấn hoa quả độc hại của Trung Quốc mà từ năm 2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam gửi công văn sang Bắc Kinh, đòi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc trả lời vì sao cố ý nhập vào Việt Nam, đến 2016 vẫn không thấy hồi âm.
Vì sao? Vì cơ quan đồng cấp của Bắc Kinh coi thường Việt Nam, hay vì có quá nhiều uẩn khúc ở cửa khẩu khiến mọi thứ phải im lặng? Loại im lặng mà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu của trường Đại học Việt Đức từng nói rằng loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá 1 đồng, nhưng nhờ đút lót 3 đồng nên cái gì cũng trôi.
Cái gì cũng trôi, số phận con người, nội lực của một quốc gia cũng trôi đi.
Đã từng có các bài báo, các lời kêu gọi người Việt hãy mua hàng giúp nhau, cứu nhau và những lúc xốn xang, khốn khó. Giữa những lúc thương lái Trung Quốc cười gằn và biến mất, để lại một thị trường của những nong dân Việt nghèo và cả tin đầy những hoảng loạn.
Nhưng người Việt tự mình khong thể gồng gánh nhau, níu nhau sống mà thiếu một chính sách quyết liệt với anh “bạn vàng”, mà vốn lâu nay các quan chức có trách nhiệm vẫn vẫn hô hoán với màu sắc sân khấu.
Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình.
Những mùa Tết mà nông dân buồn thiu chở đầy thuyền hoa Tết ế ẩm trở lại quê, những hàng trái cây bán thảo bán đổ để lấy chút tiền vốn… có thể sẽ tái hiện lại ở năm nay.
Thật xót xa. Tôi bỗng lại nhớ những tấm băng-rôn mà những người lao động Mỹ căng trên các ngã đường vào Walmart: “Bring our America Back” (Hãy trả lại nước Mỹ của chúng tôi). Mùa xuân này, tôi cũng muốn giăng một biểu ngữ như vậy, “Hãy trả lại một Việt Nam!”, một Việt Nam của tôi!
Cám ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh.
NH
Lưới bắt trộm cướp.
Ở bên Nhựt mới phát minh một lưới bắt trôm cướp rất hay.
Tui không thể mở file đó ra.
Xin chuyển vào quán.
Ai muốn coi thì bấm vào link này.
LƯỚI BẮT TRỘM CƯỚP
Xin vô đây :
https://www.facebook.com/GaijinPot/videos/10154592402084466/?theater
Xin chuyển vào quán.
Ai muốn coi thì bấm vào link này.
LƯỚI BẮT TRỘM CƯỚP
Xin vô đây :
https://www.facebook.com/GaijinPot/videos/10154592402084466/?theater
Những chiếc quần ma ở Minnesota
Những chiếc 'quần ma' ở thành phố lạnh nhất nước Mỹ.
Thời tiết ở Minneapolis lạnh đến mức chỉ cần bạn đem những chiếc quần còn hơi ướt ra đặt giữa đường, chúng sẽ đông cứng, và đứng vững như có người đang mặc.
Thành phố Minneapolis, Minnesota được biết đến như một trong những thành phố lạnh nhất nước Mỹ, với nhiệt độ trung bình những ngày này là -7 độ C. Tuy nhiên, một trò chơi bắt nguồn từ nơi đây đang nhanh chóng nở rộ, và gây sốt trên mạng xã hội. Đó là những chiếc quần dựng đứng giữa đường phố như thể đang có người vô hình mặc chúng vậy.
Thời tiết ở Minneapolis lạnh đến mức chỉ cần bạn đem những chiếc quần còn hơi ướt ra đặt giữa đường, chúng sẽ đông cứng, và đứng vững như có người đang mặc.
Thành phố Minneapolis, Minnesota được biết đến như một trong những thành phố lạnh nhất nước Mỹ, với nhiệt độ trung bình những ngày này là -7 độ C. Tuy nhiên, một trò chơi bắt nguồn từ nơi đây đang nhanh chóng nở rộ, và gây sốt trên mạng xã hội. Đó là những chiếc quần dựng đứng giữa đường phố như thể đang có người vô hình mặc chúng vậy.
Trào lưu này được khởi xướng bởi một người đàn ông tên Tom Grotting, khi anh nhận ra thời tiết ở nơi đây lạnh đến nỗi chỉ cần đặt chiếc quần jean giữa đường phố, và thấm chút nước, thì nó cũng tự động đông cứng và đứng thẳng luôn.
Trò chơi nhanh chóng được mọi người xung quanh hưởng ứng và coi đây là một trò thú vị bởi thời tiết quá lạnh giá, khiến mọi người không còn nhiều hoạt động giải trí nào nữa .
Những chiếc "quần ma" đứng giữa lối đi lại trông vừa hài hước, vừa đáng sợ.
Trò chơi phổ biến tới mức hầu như nhà nào cũng có vài chiếc "quần ma" đặt trước nhà mình.
Trong đêm tối, những chiếc quần không người mặc vẫn dựng đứng thật sự khiến nhiều người sởn gai ốc.
Người khởi xưởng trào lưu này cho biết ban đầu chỉ muốn làm hàng xóm của mình vui vẻ trong lòng.
"Mùa đông cứ kéo dài và cô ấy cảm thấy buồn chán, nên tôi nghĩ trò này chủ yếu để khiến hàng xóm của mình vui vẻ hơn", Grotting chia sẻ.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Tin nhắn
Còn vài ngày nửa là kỷ niệm 3 năm mở quán. Năm nay tui đang bận rộn nhiều việc lớn nên yêu cầu chị Thêm thay mặt Địa Chủ đọc diễn văn.
Tạm thời các chức vụ sẽ được giữ nguyên như cũ.
Địa Chủ
Tạm thời các chức vụ sẽ được giữ nguyên như cũ.
Địa Chủ
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Tìm bạn bốn phương - Chàng Hiu 374
Khoảng tháng Hai năm 1972 …qua Tết lâu rồi, mà hơi Xuân vẫn còn lảng vảng trên đồi Bác Sỉ Tín lúc… giữa trưa !
Dưới bóng cây rừng, tụi nhà lá … chùm nhum cả chục mạng đang săm soi tờ báo, trang 3 mục “ Tìm bạn bốn phương “. Tui, tại hạ ngộ, thả 1 vòng để … sạo sự chơi, vì cơm nước no đủ rồi, ngồi không nó … ngứa ! Tui vừa đi vài bước … Tui …bắt tụi nó ( … ) tại trận, hỏi ngay :
- Cái gì vậy quây, cho Trẫm tham gia coi na …
- Đừng hỏi, mầy … khòm xuống đây mà dòm .
- Trưa vầy, coi báo bổ làm gì, nói dóc chơi …
- Khòm xuống đây, lẹ …
Nghe hối, tui tới lẹ, rồi khòm lưng tức thì, tưởng gì …Tụi nó coi báo để “ Tìm bạn bốn phương “ !!! Rồi bàn om sòm :
- Con nhỏ nầy, tên nghe hay, tao chọn.
- Thằng ngu, nhà nó ở quận tư, nó tìm nhà mầy, là thấy mẹ, đó con ?
- Ờ ờ …chí phải … quá !
Thưa quí vị đọc giả, bạn bè tui, chơi trò tìm bạn bốn phương, mà sợ “ bạn bốn phương” biết nhà !!! Tui thấy hơi kỳ, bèn tài lanh xí xọn, chía mỏ vô, tào lao liền :
- Quen “ ghệ “, mà sợ ghệ, thì tụi bây đừng quen, mệt …
- Mầy biết con cóc khô gì ???
- Tao á hả … ???
Một thằng tỏ ra sành sỏi :
- Chớ sao, nó tìm nhà mình, rồi nó vô thăm, nếu con nghệ đó đẹp đẹp, hỏng nói, nhè nó xấu, cháy nhà nhe mấy con …
Tui … làm như mình ngon, rồi … lên lớp bạn bè .
- Nè, tao làm bộ chơi cho vui, chớ tao khuyên với “ danh nghĩa bạn bè chí cốt bồ tèo “, đừng nên “ tìm “ nhe …
- …???...
- Nè, tao nói vầy, tụi bây mê con nhỏ nào, thì cứ … O nó, o riết, gọi là O- mèo đó mà !!!
- Bậy, bây hết chổ nói !
- O mèo mà bậy ?
- O mèo là để cho mấy cha sồn sồn .
Thằng quỉ nầy tỏ vẻ sành sỏi, nên bị hạch ( sách ) tiếp :
- Còn thanh niên đẹp trai như “ tụi mình “, như … tao nè , thì sao ?!
- Như mầy hử ? Thanh niên thì “ tán gái “.
- Còn già ?
- Thì “ gù “, như bồ câu gù, đó là “ gù ghệ “
- Hehehe …
- Nhưng tao, quan mổ, chơi 1 lượt 3 thứ : O mèo – tán gái – gù ghệ …
- Dử dội hả con ?
- Cóc khô, muốn … sặc máu họng !!!
- Ủa ủa …
- Để tao kể bây nghe mà … chán dùm tao .
- Nói đi, lòng vòng miết …
- Tao có bà Dì ở Saigon, gần chợ Vườn Chuối, chổ đường xe lửa …
- Gần nhà sách Cảnh Hưng hôn, chổ chuyên cho mướn sách, có ông chủ nhỏ con, lùn sũng ?
- Gấn đó …
- Vậy thôi à ?
( He he he … Để khỏi tốn giấy, tui chỉ kể lời thoại thôi, rồi, đọc giả, cũng … từ từ hiểu … )
- Lúc tao học Đệ Tam, lớp nầy hỏng có thi, nên rãnh.
- Biết rồi, có thi cử gì đâu mà lo .
- Tao quởn, tao đọc báo, nhè gặp cái mục “ Tìm bạn bốn phương “ như tụi bây đang …ọ ẹ trên đồi Bác Sỉ Tín nầy !
- Kể đi, vòng vo tam quốc, mệt quá …
- Tao thấy “ lời rao “ như vầy : “ Em tên Lý Quế Hương, xấu đẹp tuỳ người … đoán, mê sách, mê ciné, ham nước đá đậu xanh bánh lọt …”
- He he he …
- Thằng nầy câm họng coi, mầy tiếp …
- ….” Em chưa quen ai, rảnh, hỏng chãnh, cần tìm chàng tre trẻ, hơi bị … xấu, cũng hỏng sao “ Địa chỉ con nhỏ nầy nó ở tận An Giang, xa lắc xa lơ, nghen bây …
- Hể xa, là phẻ hà !!! Phải hôn ?
- Ờ, nó ở đã xa, mà lời rao …kỳ kỳ hây hây, nên tao viết thư liền, nhưng tao … thủ kỷ, nhe thủ kín mít luôn !
- Là sao ?!
- Tao lấy địa chỉ nhà Dì tao, tao nói là của tao, ai biết, phải hôn … Đặng “ nếu có gì “ tao khỏi ê mặt, bể càng !!!
- Tiếp …
- Tụi bây chắc … hỏng biết đâu, chớ tao … giỏi về cái ngữ thơ tình nầy lắm ( tui “ nổ “ hỏng ngại miệng ) Nè … tao gù con nhỏ mới có 3 cái thơ thôi nhen…
- Tán chớ ??!!
- Ngu ! Phải “ gù “ trong thơ, gặp mặt mới “ tán” .
- Ờ ờ … hẻ hẻ hẻ …
- Đùng một cái, nàng Lý Quế Hương của tao, viết thư, nói nó, sẻ lên Saigon thăm bà con, tiện thể, gặp tao luôn …
- Quá đã, rồi sao …
- Tao sẳng sàng ứng chiến, nếu dể thương, đẹp, thì tao gặp mặt, còn nếu nàng … í ẹ, thì tao lặn luôn …
- Có lý …
Lúc nầy dân rãnh An Lộc bu lại cở 20 đứa, vãnh lổ tai mà nghe cho sướng …
- Viết thư hẹn ngày gặp ở chợ Bến Thành, gần Bùng Binh, chổ xe bánh lọt, nó bận áo đỏ, đội nón lá, tay cầm cuốn sách, còn tao, tao bận áo “ mon – ta- gu “ màu xanh, quần trắng, mang giày Gia-Khánh Hội, túi vắt cây Pilot, rồi …
- Sao ngưng vậy, tiếp mầy, lẹ …
- Lúc đó tao chạy xe KAWASAKI đen, ngon nhe, dựng xe, ngồi ở bên kia đường, chờ nàng Quế Hương …
- …???...
- Tao ngồi chờ tới 10 giờ sáng, hỏng thấy con nhỏ nào bận áo đỏ, đội nón nảy gì ráo !
- He he he …
- Nhưng tao lại thấy con nhỏ mập, ở đối diện nhà Dì tao, nó nháng tới, nháng lui mấy lần …Tao nghĩ bụng : Con Mập nầy ở đây chi vậy ta, chắc nó đợi má nó …Sau cùng, nó tà tà tới chổ tao ngồi, tao lịch sự, đứng dậy chào : - Em đi đâu đây Quế Hương … nghe ngọt xớt bây ơi, tao nói lòng vòng … ý là tính đuổi nó đi, chớ để nó làng chàng miết, gặp con nhỏ An Giang thì … kẹt đan …
- Con Hương Mập ở “ đối diện nhà Dì mầy “ đẹp hôn, sao hỏng tán nó cho rồi ?
- Xời !!! Nó mập ụt ịt, tao chán thấy mẹ, nên hỏng … thèm chuyện nhiều với nó, lúc tao ra nhà Dì, nó nghe, nó qua, là tao kiếm cớ …de gấp, tao … chê nó mà, giờ gặp nó ở đây, tao nói cho có lệ, chán phèo tụi bây ơi …
- Nó đi hôn ?
- Nó lỳ lợm, hỏng đi, còn … kéo ghế, ngồi kế bên tao …
- Trời ! Thấy bà mầy rồi, con ơi !!!
- Nó khều vai tao, nó nói nhỏ hếu :
- Con nhỏ An Giang mà … ông chờ, hôm nay nó hỏng tới đâu, đừng hòng …
- Sao nó biết ?
- Nó đưa ra một cọc thơ mà tao gởi cho em Lý Quế Hương, nó nói tỉnh queo : Lý Quế Hương là em nè !!!
- Cời cất cơi …cỳ cục vậy cời ?!!? Tao ngọng …
- He he hé hé ….
- Lúc đó, mắt tao đổ hào quang, tao định bỏ chạy, nó kéo áo tao lại, nói :
- Ông tính chạy hả, a lê hấp, ngồi xuống đây, nó đổi giọng từ anh sang ông, nhà tui ở Sègòn nè, tui có bà con chạy xe đò Sègòn-An giang, tui ế nhệ, tui tìm bạn tứ phương, thấy ông gởi thơ cho tui ở An-Giang, tui coi, tui thấy địa chỉ nhà Bà Sáu, Bà Sáu là Dì ông Hả ?
- Ờ … tao ờ nhẹ hều …
- Tui biết, kẻ viết là ông, chớ hỏng ai vô …tui bèn … trả lời liền đó ..
- Nhưng cái mộc … là mộc …Bu-Điện An-Giang ?
- Xời ! Tui viết thơ, dán tem, nhờ bác tài, là chú tui, đem về An Giang bỏ vô thùng, được hôn, được hôn, hả …???
- Ừ thì thì …
- Ông ra nhà bà Sáu chơi, tui qua, ông ngó lơ tui, ông … chê tui mập hả ? Ông tính … cà chớn sao chớ ??? (?!)
- Đâu có, hỏng có nha …
- Bị nó dủa, thấy ông vãi mầy chưa, con ?
- Lúc đó, mặt tao nó dài như mặt ngựa ..
- He hehehe…
- Kể tiếp đi mầy …
- Thâu, thâu … tao hỏng kể nửa đâu, í ẹ … tìm bạn bốn phương, mắc ói !!! Tao tởn tới già !!!
- Tời !!!
- Thì mầy kể tiếp coi … bịnh gì cử, hả con ?
- … thâu !!! ( tui thôi vì … bị bí !!! )
- Tổ bà mầy !!! Kể tiếp lẹ ..con nhỏ đó chửi mầy …sao nửa nè !!!
- Tao… bí !
- Sao bí ???
- … tại vì … tao nói dóc !!!
- Hả ??? Tổ bà mầy …
- …. Tổ bà mầy !!!
- Thiệt là báo hại … tao ! (?!)
- .. !!??..
- He he he …
Chàng Hiu 374
Dưới bóng cây rừng, tụi nhà lá … chùm nhum cả chục mạng đang săm soi tờ báo, trang 3 mục “ Tìm bạn bốn phương “. Tui, tại hạ ngộ, thả 1 vòng để … sạo sự chơi, vì cơm nước no đủ rồi, ngồi không nó … ngứa ! Tui vừa đi vài bước … Tui …bắt tụi nó ( … ) tại trận, hỏi ngay :
- Cái gì vậy quây, cho Trẫm tham gia coi na …
- Đừng hỏi, mầy … khòm xuống đây mà dòm .
- Trưa vầy, coi báo bổ làm gì, nói dóc chơi …
- Khòm xuống đây, lẹ …
Nghe hối, tui tới lẹ, rồi khòm lưng tức thì, tưởng gì …Tụi nó coi báo để “ Tìm bạn bốn phương “ !!! Rồi bàn om sòm :
- Con nhỏ nầy, tên nghe hay, tao chọn.
- Thằng ngu, nhà nó ở quận tư, nó tìm nhà mầy, là thấy mẹ, đó con ?
- Ờ ờ …chí phải … quá !
Thưa quí vị đọc giả, bạn bè tui, chơi trò tìm bạn bốn phương, mà sợ “ bạn bốn phương” biết nhà !!! Tui thấy hơi kỳ, bèn tài lanh xí xọn, chía mỏ vô, tào lao liền :
- Quen “ ghệ “, mà sợ ghệ, thì tụi bây đừng quen, mệt …
- Mầy biết con cóc khô gì ???
- Tao á hả … ???
Một thằng tỏ ra sành sỏi :
- Chớ sao, nó tìm nhà mình, rồi nó vô thăm, nếu con nghệ đó đẹp đẹp, hỏng nói, nhè nó xấu, cháy nhà nhe mấy con …
Tui … làm như mình ngon, rồi … lên lớp bạn bè .
- Nè, tao làm bộ chơi cho vui, chớ tao khuyên với “ danh nghĩa bạn bè chí cốt bồ tèo “, đừng nên “ tìm “ nhe …
- …???...
- Nè, tao nói vầy, tụi bây mê con nhỏ nào, thì cứ … O nó, o riết, gọi là O- mèo đó mà !!!
- Bậy, bây hết chổ nói !
- O mèo mà bậy ?
- O mèo là để cho mấy cha sồn sồn .
Thằng quỉ nầy tỏ vẻ sành sỏi, nên bị hạch ( sách ) tiếp :
- Còn thanh niên đẹp trai như “ tụi mình “, như … tao nè , thì sao ?!
- Như mầy hử ? Thanh niên thì “ tán gái “.
- Còn già ?
- Thì “ gù “, như bồ câu gù, đó là “ gù ghệ “
- Hehehe …
- Nhưng tao, quan mổ, chơi 1 lượt 3 thứ : O mèo – tán gái – gù ghệ …
- Dử dội hả con ?
- Cóc khô, muốn … sặc máu họng !!!
- Ủa ủa …
- Để tao kể bây nghe mà … chán dùm tao .
- Nói đi, lòng vòng miết …
- Tao có bà Dì ở Saigon, gần chợ Vườn Chuối, chổ đường xe lửa …
- Gần nhà sách Cảnh Hưng hôn, chổ chuyên cho mướn sách, có ông chủ nhỏ con, lùn sũng ?
- Gấn đó …
- Vậy thôi à ?
( He he he … Để khỏi tốn giấy, tui chỉ kể lời thoại thôi, rồi, đọc giả, cũng … từ từ hiểu … )
- Lúc tao học Đệ Tam, lớp nầy hỏng có thi, nên rãnh.
- Biết rồi, có thi cử gì đâu mà lo .
- Tao quởn, tao đọc báo, nhè gặp cái mục “ Tìm bạn bốn phương “ như tụi bây đang …ọ ẹ trên đồi Bác Sỉ Tín nầy !
- Kể đi, vòng vo tam quốc, mệt quá …
- Tao thấy “ lời rao “ như vầy : “ Em tên Lý Quế Hương, xấu đẹp tuỳ người … đoán, mê sách, mê ciné, ham nước đá đậu xanh bánh lọt …”
- He he he …
- Thằng nầy câm họng coi, mầy tiếp …
- ….” Em chưa quen ai, rảnh, hỏng chãnh, cần tìm chàng tre trẻ, hơi bị … xấu, cũng hỏng sao “ Địa chỉ con nhỏ nầy nó ở tận An Giang, xa lắc xa lơ, nghen bây …
- Hể xa, là phẻ hà !!! Phải hôn ?
- Ờ, nó ở đã xa, mà lời rao …kỳ kỳ hây hây, nên tao viết thư liền, nhưng tao … thủ kỷ, nhe thủ kín mít luôn !
- Là sao ?!
- Tao lấy địa chỉ nhà Dì tao, tao nói là của tao, ai biết, phải hôn … Đặng “ nếu có gì “ tao khỏi ê mặt, bể càng !!!
- Tiếp …
- Tụi bây chắc … hỏng biết đâu, chớ tao … giỏi về cái ngữ thơ tình nầy lắm ( tui “ nổ “ hỏng ngại miệng ) Nè … tao gù con nhỏ mới có 3 cái thơ thôi nhen…
- Tán chớ ??!!
- Ngu ! Phải “ gù “ trong thơ, gặp mặt mới “ tán” .
- Ờ ờ … hẻ hẻ hẻ …
- Đùng một cái, nàng Lý Quế Hương của tao, viết thư, nói nó, sẻ lên Saigon thăm bà con, tiện thể, gặp tao luôn …
- Quá đã, rồi sao …
- Tao sẳng sàng ứng chiến, nếu dể thương, đẹp, thì tao gặp mặt, còn nếu nàng … í ẹ, thì tao lặn luôn …
- Có lý …
Lúc nầy dân rãnh An Lộc bu lại cở 20 đứa, vãnh lổ tai mà nghe cho sướng …
- Viết thư hẹn ngày gặp ở chợ Bến Thành, gần Bùng Binh, chổ xe bánh lọt, nó bận áo đỏ, đội nón lá, tay cầm cuốn sách, còn tao, tao bận áo “ mon – ta- gu “ màu xanh, quần trắng, mang giày Gia-Khánh Hội, túi vắt cây Pilot, rồi …
- Sao ngưng vậy, tiếp mầy, lẹ …
- Lúc đó tao chạy xe KAWASAKI đen, ngon nhe, dựng xe, ngồi ở bên kia đường, chờ nàng Quế Hương …
- …???...
- Tao ngồi chờ tới 10 giờ sáng, hỏng thấy con nhỏ nào bận áo đỏ, đội nón nảy gì ráo !
- He he he …
- Nhưng tao lại thấy con nhỏ mập, ở đối diện nhà Dì tao, nó nháng tới, nháng lui mấy lần …Tao nghĩ bụng : Con Mập nầy ở đây chi vậy ta, chắc nó đợi má nó …Sau cùng, nó tà tà tới chổ tao ngồi, tao lịch sự, đứng dậy chào : - Em đi đâu đây Quế Hương … nghe ngọt xớt bây ơi, tao nói lòng vòng … ý là tính đuổi nó đi, chớ để nó làng chàng miết, gặp con nhỏ An Giang thì … kẹt đan …
- Con Hương Mập ở “ đối diện nhà Dì mầy “ đẹp hôn, sao hỏng tán nó cho rồi ?
- Xời !!! Nó mập ụt ịt, tao chán thấy mẹ, nên hỏng … thèm chuyện nhiều với nó, lúc tao ra nhà Dì, nó nghe, nó qua, là tao kiếm cớ …de gấp, tao … chê nó mà, giờ gặp nó ở đây, tao nói cho có lệ, chán phèo tụi bây ơi …
- Nó đi hôn ?
- Nó lỳ lợm, hỏng đi, còn … kéo ghế, ngồi kế bên tao …
- Trời ! Thấy bà mầy rồi, con ơi !!!
- Nó khều vai tao, nó nói nhỏ hếu :
- Con nhỏ An Giang mà … ông chờ, hôm nay nó hỏng tới đâu, đừng hòng …
- Sao nó biết ?
- Nó đưa ra một cọc thơ mà tao gởi cho em Lý Quế Hương, nó nói tỉnh queo : Lý Quế Hương là em nè !!!
- Cời cất cơi …cỳ cục vậy cời ?!!? Tao ngọng …
- He he hé hé ….
- Lúc đó, mắt tao đổ hào quang, tao định bỏ chạy, nó kéo áo tao lại, nói :
- Ông tính chạy hả, a lê hấp, ngồi xuống đây, nó đổi giọng từ anh sang ông, nhà tui ở Sègòn nè, tui có bà con chạy xe đò Sègòn-An giang, tui ế nhệ, tui tìm bạn tứ phương, thấy ông gởi thơ cho tui ở An-Giang, tui coi, tui thấy địa chỉ nhà Bà Sáu, Bà Sáu là Dì ông Hả ?
- Ờ … tao ờ nhẹ hều …
- Tui biết, kẻ viết là ông, chớ hỏng ai vô …tui bèn … trả lời liền đó ..
- Nhưng cái mộc … là mộc …Bu-Điện An-Giang ?
- Xời ! Tui viết thơ, dán tem, nhờ bác tài, là chú tui, đem về An Giang bỏ vô thùng, được hôn, được hôn, hả …???
- Ừ thì thì …
- Ông ra nhà bà Sáu chơi, tui qua, ông ngó lơ tui, ông … chê tui mập hả ? Ông tính … cà chớn sao chớ ??? (?!)
- Đâu có, hỏng có nha …
- Bị nó dủa, thấy ông vãi mầy chưa, con ?
- Lúc đó, mặt tao nó dài như mặt ngựa ..
- He hehehe…
- Kể tiếp đi mầy …
- Thâu, thâu … tao hỏng kể nửa đâu, í ẹ … tìm bạn bốn phương, mắc ói !!! Tao tởn tới già !!!
- Tời !!!
- Thì mầy kể tiếp coi … bịnh gì cử, hả con ?
- … thâu !!! ( tui thôi vì … bị bí !!! )
- Tổ bà mầy !!! Kể tiếp lẹ ..con nhỏ đó chửi mầy …sao nửa nè !!!
- Tao… bí !
- Sao bí ???
- … tại vì … tao nói dóc !!!
- Hả ??? Tổ bà mầy …
- …. Tổ bà mầy !!!
- Thiệt là báo hại … tao ! (?!)
- .. !!??..
- He he he …
Chàng Hiu 374
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Cảm xúc đầu tuần - Kim Trâm
Buổi sáng đầu tuần. Tuyết rơi lất phất bên ngoài làm cho bầu trời mùa đông Virginia trắng sáng ra. Trong nhà mở “heat” ấm suốt ngày nhưng mình vẫn cần khoác thêm cái áo len mỏng.
Mở computer; vào trang CFCM, thấy chân dung mình cười tươi bên quà-bánh-rượu-hoa, cùng những lời chúc mừng sinh nhật tốt đẹp. Lòng mình thật sự ấm áp và hạnh phúc vì “may mà có thêm” những người bạn chân tình, nên “đời còn dễ thương”. Lạ là những người bạn này mình chưa bao giờ gặp mặt, chỉ quen biết qua ly cà phê trong quán, vậy mà tưởng như đã quen “từ muôn kiếp trước”.Nghe “thằng bạn địa chủ” của mình quảng cáo dữ lắm nên ban đầu mình chỉ vào quán ngày cuối tuần để uống cà phê, ngắm mọi người qua lại, nghe bàn tán chuyện trên trời dưới đất… cho vui. Ai dè cái quán này nó cũng có cái hấp dẫn riêng. Đúng nghĩa là quán, vì không dành cho một đối tượng nào: già- trẻ- lớn- bé, xe ôm- xích lô- bác sỹ- giáo sư … đều có mặt. Thế nên mình không lạ khi thấy ngôn ngữ văn chương bình dân hay bác học đều gặp nhau nhau ở đây – ngôn ngữ đời thường.
Để hưởng thụ cuộc sống, ta có quyền lựa chọn thưởng thức cà phê ở bất cứ quán nào ta thích nếu cảm thấy ngon, mà cái ngon này cũng tùy từng khẩu vị. Riêng tôi, cà phê của quán CFCM có vị tình yêu, tình bạn đậm đà nên nó tuyệt vô cùng.
Cám ơn chị Thêm, chị Tuyết , chú Nhan chủ quán hiếu khách thân tình. Chúc các bạn Nhan, Vi, Sương, Hoàng, Luận, Đạo ... cùng tất cả các bạn mình quen trong quán luôn vui tươi bên ly cà phê buổi sáng.
Hồ Thị Kim Trâm
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
Xuân trên đất mới - Võ Quách Tường Vi
Gió đông đã bớt lạnh. Trên cành cây đào sau vườn những búp non bắt đầu đâm chồi nẩy nở. Năm nay mùa đông đi qua quá mau so với những năm trước. Thế là thêm một mùa xuân nữa đã về. Lại thêm một cái Tết nữa. Tết năm nay đánh dấu bốn mươi năm mà Dung đã định cư trên quê hương thứ hai của mình. Lòng bâng khuâng Dung chợt nhớ lại những tháng ngày năm xưa cùng cái Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
Dung vẫn nhớ như in trong đầu vào ngày 22 tháng Tư năm 1975, một chiếc máy bay quân sự chở hơn số lượng người đã định, lao chao hai ba vòng trên không gian trước khi lấy đà bay thẳng về hướng đông. Người người ngồi la liệt ở giữa sàn máy bay mà chung quanh được bao bọc bởi hai hàng ghế.
Có rất nhiều người ngồi trên hai hàng ghế này, vừa là những quân nhân Mỹ vừa là những người di tản. Nhiều bà mẹ ôm những đứa bé thật chặt vào lòng dỗ dành để các em ấy bớt sợ và bớt khóc. Có những tiếng khóc thút thít từ một vài nơi trong lòng máy bay. Dung thấy có nhiều người không nói, nhưng nước mắt vẫn chảy ra nơi hai khóe mắt của họ. Những con mắt nhìn nhau trống không, không định hướng và không hồn. Những người quân nhân Mỹ trẻ ngồi gác ở hai bên cánh cửa của máy bay, vũ trang đầy đủ, sẵn sàng dùng vũ khí để bảo vệ cho nhóm “hành khách” của mình. Ai nấy cũng rất khẩn trương và hoảng hốt. Qua tiếng động cơ ầm ỉ của máy bay, những tiếng súng liên thanh cùng với những tiếng đạn pháo kích vẫn nghe rõ ràng như đang ở phía dưới chân Dung.
Dung vẫn thật không ngờ mình lại đang có mặt trong lòng phi cơ này. Mọi sự giống như trong mơ. Hai ngày trước, khi tình cờ gặp ông hội trưởng của hội Cô Nhi nơi mà Dung đang làm việc bán thời gian, ông có hỏi Dung có muốn di tản không. Dung đã trả lời xin đi. Mục đích Dung xin đi là để có cơ hội được đi học tiếp. Từ hồi còn nhỏ Dung đã rất thích đi học. Dung may mắn thi đậu vào trường Trung học công lập Ngô Quyền Biên Hòa và học lên được luôn tú tài hai. Sau đó Dung vừa đi học đại học vừa đi dạy kèm. Đầu năm 75 thì Dung xin được một việc làm với hội Cô Nhi này. Việc làm cũng rất thích thú vì Dung có dịp tiếp xúc nhiều với các em nhỏ cùng những cha mẹ nuôi của các em ấy. Dung cũng đã lặn lội vào trong những hang cùng ngõ hẹp tìm kiếm các em này để trao lại cho các em những món quà hay học bỗng mà hội Cô Nhi đã xin được từ những vị hảo tâm ở bên Mỹ gửi về. Tiền lương trung bình nhưng đều đặn nên cũng giúp Dung yên lòng mà chú tâm vào việc học của mình.
Đang suy nghĩ mông lung thì Dung thấy một quân nhân Mỹ thình lình đứng bật lên, chụp vội cây súng của mình và nói một tràng tiếng Mỹ dài còn tay thì ra dấu bảo mọi người ngồi sát xuống sàn máy bay. Có một người nào đó trong nhóm hành khách thông dịch lại với giọng hoảng hốt:
-Bà con ơi, họ nói mình đang bay qua một khu đang đánh nhau dữ dội và nguy hiểm lắm. Mọi người nên im lặng và ngồi sát xuống sàn mau lên!!!
Những tiếng khóc rấm rứt và tiếng nói chuyện lập tức im lặng ngay. Ai nấy cũng sợ hãi và nét mặt tái xanh lại. Bà cụ ngồi kế bên Dung đưa tay lần chuỗi hạt và làm dấu thánh giá rồi lẩm bẩm đọc kinh. Một vài người khác thì niệm kinh Phật trong yên lặng. Dung nghe rõ những tiếng đạn bắn phía ngoài máy bay cùng những tiếng đại bác rầm rì. Thình lình máy bay bị đảo qua một bên rồi chúi xuống đất một chút. Có tiếng người la to:
-Trúng đạn rồi bà con ơi!! Máy bay bị trúng đạn rồi !!!
Sàn máy bay bây giờ đã đông nghẹt người ngồi. Tự nhiên nhiều người òa lên khóc cùng một lúc. Anh lính Mỹ hồi nảy lại đứng lên lần nữa và làm dấu cho mọi người yên lặng. Máy bay lảo đảo một vài phút rồi sau đó thì cất cánh bay thẳng trở lại. Dần dà không khí trong máy bay lại trở lại trạng thái bình thường như lúc trước. Trong lòng máy bay mọi người bắt đầu chuyện trò trở lại. Bà cụ ngồi bên cạnh Dung quay qua hỏi thăm:
-Cô có sao không? Người nhà của cô đâu rồi?
-Dạ con cảm ơn bác, con không sao cả. Dạ con đi một mình.
-Con gái mà đi di tản loạn lạc một mình, khổ thiệt!!
Dung gượng cười nhưng cái miệng thì méo xẹo và buồn ray rức trong lòng. Số là ba của Dung đã đổi lên Ban Mê Thuột làm việc mấy tháng trước và đã mất liên lạc với gia đình hồi tháng ba vừa rồi. Dung có lên Bộ Nội Vụ để tìm tin tức nhưng ba Dung vẫn biệt tăm. Lại thêm cậu em út của Dung bị đi vào trại huấn luyện Quang Trung vào cuối tháng hai. Khi hay tin này Dung chạy về để tiễn em nhưng không kịp nữa. Dung chỉ thấy được một chút phía sau của xe “cam nhông” với tấm màn màu xanh lá cây dày đặc chở em mình đi lính mà thôi. Khi được biết là mình có tên trong danh sách để di tản, Dung vừa mừng, vừa bâng khuâng. Mừng là mình có hy vọng để tiếp nối việc học nhưng bâng khuâng là vì không biết tương lai sẽ đi về đâu, nhất là trong khi tin tức của ba mình không rõ ràng và cậu em trai lại ở trong quân trường. Trăm mối ngổn ngang trong lòng nước mắt của Dung đã trào ra hồi nào không hay. Dung khóc âm thầm.
Rốt cuộc rồi máy bay cũng đáp xuống một phi trường quân sự ở Phi Luật Tân. Khi ra khỏi máy bay, Dung nhìn lại thì thấy nhiều vết đạn loang lỗ bên ngoài của phi cơ. Dung thật kinh hoàng và thấy mình rất là may mắn. Sau đó Dung được di chuyển qua đảo Guam và ở trong một chiếc lều được dựng lên rất vội vã qua đêm cùng với hai gia đình nhân viên của Hội Cô Nhi. Hàng ngày Dung hay đến những trạm thông tin để hy vọng tìm được bạn bè hay những người thân. Dung vẫn thầm hy vọng là bằng một phép lạ nhiệm mầu nào đó Dung sẽ tìm lại được những người thân yêu của mình. Người đến đảo càng lúc càng đông nhưng Dung thấy hy vọng mong manh của mình mỗi ngày lại một thưa dần. Dung hay thường đi lang thang ở bên bờ đảo, nhìn ra khơi mà thấy lòng mình chùng lại, thầm hỏi quyết định ra đi của mình có đúng hay không?
Hai tuần sau thì Dung được đưa qua Mỹ và định cư ở tiểu bang Maryland trong một thành phố giáp ranh giới với thủ phủ Washington D. C. Dung về ở chung với chị Liên dưới sự bảo trợ của hai vợ chồng ông bà mục sư đạo Cơ Đốc. Chị Liên lớn hơn Dung bảy tuổi, rất nghiêm nghị và ít cười. Hình như chị cũng có một tâm sự gì đó mà Dung thường hay thấy chị khóc lặng lẽ âm thầm. Khi bị bắt gặp thì chị cười gượng gạo và nói là bị bụi vương vào mắt. Chị Liên ơi, em cũng có bụi vương vào mắt đó, Dung thầm nhủ trong lòng. Chị hay dạy Dung tiếng Anh và chỉ bảo Dung cách sống ở bên Mỹ. Chị đã có bằng Cử Nhân Anh Văn, đi du học ở bên Phi Luật Tân về, và đã đi làm mấy năm nay. Hồi nhỏ chị học trường Marie Curie nên rất thông thạo tiếng Pháp. Dung thấy chị hay viết thư bằng tiếng Pháp và gửi cho bạn bè, bà con ở khắp mọi nơi.Chị đã có việc làm ổn định ở cùng chỗ với ông bà bảo trợ còn Dung thì đã ghi danh đi học và đi làm bán thời gian ở trong một trường học hàm thụ. Tuy chị rất nghiêm và có vẻ “khó” nhưng chị lại hay sợ những con vật nhỏ xíu vô hại. Một đêm đang ngủ ngon thì cả nhà đều choàng tỉnh dậy vì tiếng la hét của chị. Chị mặt mày tái xanh run rẩy chỉ tay vào bồn tắm. Dung thấy trong bồn tắm có một con chuột nhắt đang lúng túng tìm cách bò ra. Vì bồn tắm cao nên chú chuột này chồm lên thì lại bị tuột xuống nhiều lần gây ra những tiếng động lào xào. rột rạt trên thành bồn. Nó càng gây ra nhiều tiếng động thì chị Liên lại càng sợ hãi và càng khóc to thêm. Ông bà mục sư chạy vào thấy vậy, chỉ lắc đầu, mỉm cười và đã bắt chú chuột này bỏ ra ngoài vườn một cách dễ dàng.
Chị Liên cũng rất quan tâm về vấn đề ăn uống dinh dưỡng của mình. Chị muốn sụt cân nhưng lại thích ăn “chip” còn ông bà mục sư thì tuyệt đối không mua những thức ăn này. Một hôm chị mua đâu được bịch “chip” Cheetos nhỏ đem vào phòng và mời Dung ăn. Hai chị em ăn hết nguyên bịch này rất nhanh mà Dung vẫn còn thòm thèm vì đây là lần đầu tiên trong đời Dung được ăn một món ăn lạ và ngon như vậy. Hôm sau bà bảo trợ có việc vào phòng của hai đứa, mũi phập phồng bà ấy bảo là “tôi ngửi có mùi chip”. Chị Liên và Dung thì sợ quá lắc đầu lia lịa!!
Vấn đề ngôn ngữ và văn hóa bất đồng cũng gây ra những hiểu lầm không ít. Dung thì nghĩ đó là những bài học của mình nên đón nhận những lời sửa đổi một cách rất tự nhiên tuy đôi khi cũng có lúc tủi thân khóc thầm. Nhà ông bà mục sư này chỉ ăn đồ Mỹ và lại ăn chay trường nên chị Liên và Dung rất nhớ cơm và thức ăn Việt của mình. Nhớ một lần được mời đến nhà một chị bạn người Việt để dùng cơm, ra về chị ấy lại gói cho chị Liên và Dung một chai nước mắm nhỏ. Vào thời điểm ấy, thức ăn Việt nam rất hiếm hoi, có được chai nước mắm là rất quí. Chị Liên và Dung phải nghĩ cách làm sao mà đưa được món đồ “quốc cấm” này về nhà vì biết chắc là ông bà bảo trợ sẽ không thích. Sau khi được gói kín trong 5-6 lần giấy báo và bao nhựa, chai nước mắm “bất hợp pháp” này được dấu kín vào trong một góc của tủ đựng quần áo đợi chờ một cơ hội tốt. Rồi thời cơ cũng đến cho những ai có chí đợi chờ! Ông bà bảo trợ có dịp đi xa để thăm con cháu vài hôm. Chị Liên và Dung lật đật nấu nồi cơm bằng gạo Mỹ hiệu “Uncle Ben” vì không có gạo trắng Việt Nam mình lúc đó, luộc hai trứng gà cùng rau bắp cải, và trịnh trọng khui chai nước mắm ra để làm nước chấm. Hai chị em ăn ngấu nghiến rất ngon lành. Hình như đây là bữa cơm ngon nhất từ trước đến giờ. Khi ăn gần xong hai chị em nhìn nhau, tự nhiên nước mắt lại chảy dài và chị Liên cùng Dung đều bật khóc.
Rồi mùa đông đầu tiên trên nước Mỹ cũng đã đến. Dung và chị Liên thì sợ nhất là mùa Đông mặc dù là cảnh rất đẹp. Lần đầu tiên thấy tuyết, chị Liên đã kéo Dung lại để xem. Tuyết rất đẹp nhưng thời tiết thì lạnh thấu xương, Dung đã mặc hai ba lớp, lại khoác cái áo bành tô bên ngoài dày cộm như khúc giò bó chặt mà vẫn lạnh. Có hôm lạnh đến nổi thở ra khói, rồi khói này đông lại thành đá đóng chung quanh mũi và miệng như những bộ râu màu trắng trông rất là dị hợm và ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng có hôm trời quá lạnh, nước từ tuyết tan ra hôm trước lại đông thành đá. Dung hay đi bộ đến trường. Đường hôm ấy trơn trợt, Dung té lên té xuống nhiều lần làm cả người ê ẩm.
Mấy tháng đầu rồi cũng trôi qua nhanh. Năm 1976 đã bắt đầu. Tin tức bên nhà vẫn biệt tăm vì bang giao giữa nước Mỹ và Việt Nam đã bị cắt đứt. Dung đã gửi nhiều thư về nhà qua các ngả Thụy Sĩ, Gia Nã Đại, và Úc Đại Lợi nhưng vẫn không thư trả lời. Chị Liên thì vẫn nhận được tin gia đình đều từ thơ của một người chú ở bên Pháp.
Một hôm đi lễ xong ra khỏi nhà thờ thì có một cô bạn người Mỹ làm chung sở chạy đến nói chúc mừng năm mới cho Dung và chị Liên. Chị Liên và Dung đều sững sờ. Trời ơi, Tết đã đến rồi sao? Cô bạn này lại nói là hình như có một hội chợ Tết ở trung tâm YMCA ở dưới phố và tình nguyện chở chị Liên và Dung đi tham dự. Khi đến nơi thì hội chợ đã gần tan, lưa thưa vài ba người tóc đen gốc Việt Nam lủi thủi đi ra cửa. Chị Liên hỏi thăm họ thì ra những người này đều là người Việt mới qua, cũng đi tìm một chút hương vị ngày Tết cùng tình đồng hương như Dung và chị Liên vậy. Bên trong hội trường giờ đã trống trơn, vài ba chiếc bàn nhựa trắng nằm lưa thưa bên những chiếc ghế trống. Mình đã đến muộn lắm rồi. Dung thầm nhủ.
Đang khi đứng ngơ ngẩn ở bên cửa ra vào thì có một bà cụ người Bắc cùng với cô cháu gái đi ngang qua chỗ Dung và chị Liên đứng. Cụ dừng lại.
-Hai cô đừng buồn nữa. Hội chợ đầu tiên ở đây không có tổ chức lâu, mà cũng chẳng có gì nhiều. Chúng tôi gặp nhau vài ba phút rồi lại về vì mình cái gì cũng thiếu cả.
- Dạ con xin cảm ơn bác. Chúng con nhớ Tết quê nhà mà không biết ngày tháng nên mới đến nơi mà thôi. Chị Liên trả lời với giọng rươm rướm nước mắt.
-Thôi tôi còn cái bánh chưng mà tôi mới tập nấu tối qua, xin biếu hai cô dùng thử cho có một chút mùi vị ngày Tết hai cô nhé.
Cụ giở một túi xách ra và đưa chị Liên một cái bánh chưng gói bằng giấy bạc hình chữ nhật khá lớn.
-Bên này không có khuôn lại không có lá chuối nên tôi gói đại, hai cô ăn đừng chê nhé. Nhưng bánh chưng này lại có màu xanh đặc biệt. Đố hai cô tôi làm bằng gì?
Bà cụ nói xong rồi cười có vẻ thích thú lắm và cùng cô cháu ra về. Chị Liên và Dung không biết nói gì chỉ lí nhí mấy tiếng cảm ơn còn bị nghẹn lại ở nơi cổ.
Trên đường ra cửa, chị Liên và Dung đều trầm ngâm, mỗi người một ý tưởng. Chưa bao giờ Dung thấy buồn và cô đơn như ngày hôm ấy. Đúng là một cái Tết tha hương!! Dung liếc qua chị Liên thì thấy chị ấy cũng sụt sùi nước mắt. Hai chị em đang đi lủi thủi thì bỗng nghe có tiếng ai gọi đằng sau lưng:
-Chị Dung chị Dung!! Phải chị Dung đó không?
Dung quay lại ngập ngừng ngó hai người thanh niên, một người trong quân phục phi công và một người khác trong quần áo thường phục. Hai người cùng có vẻ buồn bả và lẻ loi.
-Chị Dung chị không nhận ra em sao? Em là Hùng đây, em của chị Hạnh bạn chị đó. Còn đây là anh Hải anh của em. Ảnh là phi công lái F5, còn em cũng Không quân nhưng về cơ khí. Tụi em gặp lại trong trại tị nạn ở Guam và mới về DC tháng trước đó chị.
Thì ra đây là anh em của người bạn thân tên Hạnh của Dung khi còn trung học. Nhớ hồi đó hay đến nhà bạn Hạnh chơi, Dung hay gặp Hùng. Hùng rất ngoan và chịu khó. Có những mùa hè, đến thăm Hạnh trên căn gác, Hạnh đã nhờ Hùng đi mua cốc ổi về cho Dung và Hạnh nhâm nhi. Còn anh Hải thì họa hoằng lắm Dung mới gặp. Hồi ấy anh Hải rất oai, cao ráo và hay cười mỉm chi. Mỗi lần thấy anh Hải là Dung lật đật trốn đi nơi khác, rất sợ và mắc cở.
Dung mừng quá, mau mau xoay qua giới thiệu chị Liên cho anh em Hải và Hùng. Anh Hải ban đầu cũng ngập ngừng nhưng có thể nhờ bản tánh hoạt bát “phi công” sẵn của mình, anh ấy đã bắt chuyện một cách dễ dàng và tự nhiên. Còn chị Liên thì ban đầu cũng không nói gì nhưng nhờ anh Hải pha trò dí dỏm nên chị cũng trở nên dạn dĩ và nói chuyện vui vẻ hơn. Cả nhóm rủ nhau vào lại hội trường để nói chuyện tiếp. Cả bọn bốn người ngồi lại bên chiếc bàn trắng và trên những ghế nhựa nhưng sao bây giờ lại thấy ấm cúng vô cùng. Sẵn có chiếc bánh chưng mà bà cụ tốt bụng đã tặng ban nảy, cả đám mở ra, mỗi người chia nhau một miếng bánh. Đúng như lời bà cụ đã nói, dù không được gói bằng lá chuối nhưng cái bánh chưng này lại có một màu xanh ngọc rất đẹp, hương vị lại ngọt ngào thơm phức. Cả đám bốn đứa quây quần vừa kể chuyện ngày xưa ngày nay, nhâm nhi miếng bánh chưng vào ngày đầu Xuân của một năm mới. Không khí giống Tết vô cùng. Tự nhiên Dung thấy lòng mình thật bình an và hạnh phúc.
Dung ngó một cách kín đáo qua chị Liên. Nét mặt buồn phiền nghiêm nghị của chị ngày thường đã mất dần. Thay vào đó là một nét mặt vui vẻ và tươi trẻ. Chị Liên cũng đẹp lắm đó. Một vẽ đẹp mà ngay chính lúc ấy Dung mới nhận ra. Hay thật là mùa Xuân đã về trong lòng của chị và của những người tha hương?
Bẵng đi một thời gian, chị Liên nhận việc làm mới ở Gia Nã Đại, nơi mà chị có thể sử dụng cả ba ngôn ngữ Anh Việt Pháp của mình, còn Dung thì theo đuổi việc học ở Ohio. Hai năm sau Dung nhận được thiệp hồng của chị Liên và anh Hải.
Mới đó mà đã bốn mươi năm rồi. Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào. Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
Xuân 2014
Võ Quách thị Tường Vi
Viết cho chị L.
TrướcSauIn Trang
Dung vẫn thật không ngờ mình lại đang có mặt trong lòng phi cơ này. Mọi sự giống như trong mơ. Hai ngày trước, khi tình cờ gặp ông hội trưởng của hội Cô Nhi nơi mà Dung đang làm việc bán thời gian, ông có hỏi Dung có muốn di tản không. Dung đã trả lời xin đi. Mục đích Dung xin đi là để có cơ hội được đi học tiếp. Từ hồi còn nhỏ Dung đã rất thích đi học. Dung may mắn thi đậu vào trường Trung học công lập Ngô Quyền Biên Hòa và học lên được luôn tú tài hai. Sau đó Dung vừa đi học đại học vừa đi dạy kèm. Đầu năm 75 thì Dung xin được một việc làm với hội Cô Nhi này. Việc làm cũng rất thích thú vì Dung có dịp tiếp xúc nhiều với các em nhỏ cùng những cha mẹ nuôi của các em ấy. Dung cũng đã lặn lội vào trong những hang cùng ngõ hẹp tìm kiếm các em này để trao lại cho các em những món quà hay học bỗng mà hội Cô Nhi đã xin được từ những vị hảo tâm ở bên Mỹ gửi về. Tiền lương trung bình nhưng đều đặn nên cũng giúp Dung yên lòng mà chú tâm vào việc học của mình.
Đang suy nghĩ mông lung thì Dung thấy một quân nhân Mỹ thình lình đứng bật lên, chụp vội cây súng của mình và nói một tràng tiếng Mỹ dài còn tay thì ra dấu bảo mọi người ngồi sát xuống sàn máy bay. Có một người nào đó trong nhóm hành khách thông dịch lại với giọng hoảng hốt:
-Bà con ơi, họ nói mình đang bay qua một khu đang đánh nhau dữ dội và nguy hiểm lắm. Mọi người nên im lặng và ngồi sát xuống sàn mau lên!!!
Những tiếng khóc rấm rứt và tiếng nói chuyện lập tức im lặng ngay. Ai nấy cũng sợ hãi và nét mặt tái xanh lại. Bà cụ ngồi kế bên Dung đưa tay lần chuỗi hạt và làm dấu thánh giá rồi lẩm bẩm đọc kinh. Một vài người khác thì niệm kinh Phật trong yên lặng. Dung nghe rõ những tiếng đạn bắn phía ngoài máy bay cùng những tiếng đại bác rầm rì. Thình lình máy bay bị đảo qua một bên rồi chúi xuống đất một chút. Có tiếng người la to:
-Trúng đạn rồi bà con ơi!! Máy bay bị trúng đạn rồi !!!
Sàn máy bay bây giờ đã đông nghẹt người ngồi. Tự nhiên nhiều người òa lên khóc cùng một lúc. Anh lính Mỹ hồi nảy lại đứng lên lần nữa và làm dấu cho mọi người yên lặng. Máy bay lảo đảo một vài phút rồi sau đó thì cất cánh bay thẳng trở lại. Dần dà không khí trong máy bay lại trở lại trạng thái bình thường như lúc trước. Trong lòng máy bay mọi người bắt đầu chuyện trò trở lại. Bà cụ ngồi bên cạnh Dung quay qua hỏi thăm:
-Cô có sao không? Người nhà của cô đâu rồi?
-Dạ con cảm ơn bác, con không sao cả. Dạ con đi một mình.
-Con gái mà đi di tản loạn lạc một mình, khổ thiệt!!
Dung gượng cười nhưng cái miệng thì méo xẹo và buồn ray rức trong lòng. Số là ba của Dung đã đổi lên Ban Mê Thuột làm việc mấy tháng trước và đã mất liên lạc với gia đình hồi tháng ba vừa rồi. Dung có lên Bộ Nội Vụ để tìm tin tức nhưng ba Dung vẫn biệt tăm. Lại thêm cậu em út của Dung bị đi vào trại huấn luyện Quang Trung vào cuối tháng hai. Khi hay tin này Dung chạy về để tiễn em nhưng không kịp nữa. Dung chỉ thấy được một chút phía sau của xe “cam nhông” với tấm màn màu xanh lá cây dày đặc chở em mình đi lính mà thôi. Khi được biết là mình có tên trong danh sách để di tản, Dung vừa mừng, vừa bâng khuâng. Mừng là mình có hy vọng để tiếp nối việc học nhưng bâng khuâng là vì không biết tương lai sẽ đi về đâu, nhất là trong khi tin tức của ba mình không rõ ràng và cậu em trai lại ở trong quân trường. Trăm mối ngổn ngang trong lòng nước mắt của Dung đã trào ra hồi nào không hay. Dung khóc âm thầm.
Rốt cuộc rồi máy bay cũng đáp xuống một phi trường quân sự ở Phi Luật Tân. Khi ra khỏi máy bay, Dung nhìn lại thì thấy nhiều vết đạn loang lỗ bên ngoài của phi cơ. Dung thật kinh hoàng và thấy mình rất là may mắn. Sau đó Dung được di chuyển qua đảo Guam và ở trong một chiếc lều được dựng lên rất vội vã qua đêm cùng với hai gia đình nhân viên của Hội Cô Nhi. Hàng ngày Dung hay đến những trạm thông tin để hy vọng tìm được bạn bè hay những người thân. Dung vẫn thầm hy vọng là bằng một phép lạ nhiệm mầu nào đó Dung sẽ tìm lại được những người thân yêu của mình. Người đến đảo càng lúc càng đông nhưng Dung thấy hy vọng mong manh của mình mỗi ngày lại một thưa dần. Dung hay thường đi lang thang ở bên bờ đảo, nhìn ra khơi mà thấy lòng mình chùng lại, thầm hỏi quyết định ra đi của mình có đúng hay không?
Hai tuần sau thì Dung được đưa qua Mỹ và định cư ở tiểu bang Maryland trong một thành phố giáp ranh giới với thủ phủ Washington D. C. Dung về ở chung với chị Liên dưới sự bảo trợ của hai vợ chồng ông bà mục sư đạo Cơ Đốc. Chị Liên lớn hơn Dung bảy tuổi, rất nghiêm nghị và ít cười. Hình như chị cũng có một tâm sự gì đó mà Dung thường hay thấy chị khóc lặng lẽ âm thầm. Khi bị bắt gặp thì chị cười gượng gạo và nói là bị bụi vương vào mắt. Chị Liên ơi, em cũng có bụi vương vào mắt đó, Dung thầm nhủ trong lòng. Chị hay dạy Dung tiếng Anh và chỉ bảo Dung cách sống ở bên Mỹ. Chị đã có bằng Cử Nhân Anh Văn, đi du học ở bên Phi Luật Tân về, và đã đi làm mấy năm nay. Hồi nhỏ chị học trường Marie Curie nên rất thông thạo tiếng Pháp. Dung thấy chị hay viết thư bằng tiếng Pháp và gửi cho bạn bè, bà con ở khắp mọi nơi.Chị đã có việc làm ổn định ở cùng chỗ với ông bà bảo trợ còn Dung thì đã ghi danh đi học và đi làm bán thời gian ở trong một trường học hàm thụ. Tuy chị rất nghiêm và có vẻ “khó” nhưng chị lại hay sợ những con vật nhỏ xíu vô hại. Một đêm đang ngủ ngon thì cả nhà đều choàng tỉnh dậy vì tiếng la hét của chị. Chị mặt mày tái xanh run rẩy chỉ tay vào bồn tắm. Dung thấy trong bồn tắm có một con chuột nhắt đang lúng túng tìm cách bò ra. Vì bồn tắm cao nên chú chuột này chồm lên thì lại bị tuột xuống nhiều lần gây ra những tiếng động lào xào. rột rạt trên thành bồn. Nó càng gây ra nhiều tiếng động thì chị Liên lại càng sợ hãi và càng khóc to thêm. Ông bà mục sư chạy vào thấy vậy, chỉ lắc đầu, mỉm cười và đã bắt chú chuột này bỏ ra ngoài vườn một cách dễ dàng.
Chị Liên cũng rất quan tâm về vấn đề ăn uống dinh dưỡng của mình. Chị muốn sụt cân nhưng lại thích ăn “chip” còn ông bà mục sư thì tuyệt đối không mua những thức ăn này. Một hôm chị mua đâu được bịch “chip” Cheetos nhỏ đem vào phòng và mời Dung ăn. Hai chị em ăn hết nguyên bịch này rất nhanh mà Dung vẫn còn thòm thèm vì đây là lần đầu tiên trong đời Dung được ăn một món ăn lạ và ngon như vậy. Hôm sau bà bảo trợ có việc vào phòng của hai đứa, mũi phập phồng bà ấy bảo là “tôi ngửi có mùi chip”. Chị Liên và Dung thì sợ quá lắc đầu lia lịa!!
Vấn đề ngôn ngữ và văn hóa bất đồng cũng gây ra những hiểu lầm không ít. Dung thì nghĩ đó là những bài học của mình nên đón nhận những lời sửa đổi một cách rất tự nhiên tuy đôi khi cũng có lúc tủi thân khóc thầm. Nhà ông bà mục sư này chỉ ăn đồ Mỹ và lại ăn chay trường nên chị Liên và Dung rất nhớ cơm và thức ăn Việt của mình. Nhớ một lần được mời đến nhà một chị bạn người Việt để dùng cơm, ra về chị ấy lại gói cho chị Liên và Dung một chai nước mắm nhỏ. Vào thời điểm ấy, thức ăn Việt nam rất hiếm hoi, có được chai nước mắm là rất quí. Chị Liên và Dung phải nghĩ cách làm sao mà đưa được món đồ “quốc cấm” này về nhà vì biết chắc là ông bà bảo trợ sẽ không thích. Sau khi được gói kín trong 5-6 lần giấy báo và bao nhựa, chai nước mắm “bất hợp pháp” này được dấu kín vào trong một góc của tủ đựng quần áo đợi chờ một cơ hội tốt. Rồi thời cơ cũng đến cho những ai có chí đợi chờ! Ông bà bảo trợ có dịp đi xa để thăm con cháu vài hôm. Chị Liên và Dung lật đật nấu nồi cơm bằng gạo Mỹ hiệu “Uncle Ben” vì không có gạo trắng Việt Nam mình lúc đó, luộc hai trứng gà cùng rau bắp cải, và trịnh trọng khui chai nước mắm ra để làm nước chấm. Hai chị em ăn ngấu nghiến rất ngon lành. Hình như đây là bữa cơm ngon nhất từ trước đến giờ. Khi ăn gần xong hai chị em nhìn nhau, tự nhiên nước mắt lại chảy dài và chị Liên cùng Dung đều bật khóc.
Rồi mùa đông đầu tiên trên nước Mỹ cũng đã đến. Dung và chị Liên thì sợ nhất là mùa Đông mặc dù là cảnh rất đẹp. Lần đầu tiên thấy tuyết, chị Liên đã kéo Dung lại để xem. Tuyết rất đẹp nhưng thời tiết thì lạnh thấu xương, Dung đã mặc hai ba lớp, lại khoác cái áo bành tô bên ngoài dày cộm như khúc giò bó chặt mà vẫn lạnh. Có hôm lạnh đến nổi thở ra khói, rồi khói này đông lại thành đá đóng chung quanh mũi và miệng như những bộ râu màu trắng trông rất là dị hợm và ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng có hôm trời quá lạnh, nước từ tuyết tan ra hôm trước lại đông thành đá. Dung hay đi bộ đến trường. Đường hôm ấy trơn trợt, Dung té lên té xuống nhiều lần làm cả người ê ẩm.
Mấy tháng đầu rồi cũng trôi qua nhanh. Năm 1976 đã bắt đầu. Tin tức bên nhà vẫn biệt tăm vì bang giao giữa nước Mỹ và Việt Nam đã bị cắt đứt. Dung đã gửi nhiều thư về nhà qua các ngả Thụy Sĩ, Gia Nã Đại, và Úc Đại Lợi nhưng vẫn không thư trả lời. Chị Liên thì vẫn nhận được tin gia đình đều từ thơ của một người chú ở bên Pháp.
Một hôm đi lễ xong ra khỏi nhà thờ thì có một cô bạn người Mỹ làm chung sở chạy đến nói chúc mừng năm mới cho Dung và chị Liên. Chị Liên và Dung đều sững sờ. Trời ơi, Tết đã đến rồi sao? Cô bạn này lại nói là hình như có một hội chợ Tết ở trung tâm YMCA ở dưới phố và tình nguyện chở chị Liên và Dung đi tham dự. Khi đến nơi thì hội chợ đã gần tan, lưa thưa vài ba người tóc đen gốc Việt Nam lủi thủi đi ra cửa. Chị Liên hỏi thăm họ thì ra những người này đều là người Việt mới qua, cũng đi tìm một chút hương vị ngày Tết cùng tình đồng hương như Dung và chị Liên vậy. Bên trong hội trường giờ đã trống trơn, vài ba chiếc bàn nhựa trắng nằm lưa thưa bên những chiếc ghế trống. Mình đã đến muộn lắm rồi. Dung thầm nhủ.
Đang khi đứng ngơ ngẩn ở bên cửa ra vào thì có một bà cụ người Bắc cùng với cô cháu gái đi ngang qua chỗ Dung và chị Liên đứng. Cụ dừng lại.
-Hai cô đừng buồn nữa. Hội chợ đầu tiên ở đây không có tổ chức lâu, mà cũng chẳng có gì nhiều. Chúng tôi gặp nhau vài ba phút rồi lại về vì mình cái gì cũng thiếu cả.
- Dạ con xin cảm ơn bác. Chúng con nhớ Tết quê nhà mà không biết ngày tháng nên mới đến nơi mà thôi. Chị Liên trả lời với giọng rươm rướm nước mắt.
-Thôi tôi còn cái bánh chưng mà tôi mới tập nấu tối qua, xin biếu hai cô dùng thử cho có một chút mùi vị ngày Tết hai cô nhé.
Cụ giở một túi xách ra và đưa chị Liên một cái bánh chưng gói bằng giấy bạc hình chữ nhật khá lớn.
-Bên này không có khuôn lại không có lá chuối nên tôi gói đại, hai cô ăn đừng chê nhé. Nhưng bánh chưng này lại có màu xanh đặc biệt. Đố hai cô tôi làm bằng gì?
Bà cụ nói xong rồi cười có vẻ thích thú lắm và cùng cô cháu ra về. Chị Liên và Dung không biết nói gì chỉ lí nhí mấy tiếng cảm ơn còn bị nghẹn lại ở nơi cổ.
Trên đường ra cửa, chị Liên và Dung đều trầm ngâm, mỗi người một ý tưởng. Chưa bao giờ Dung thấy buồn và cô đơn như ngày hôm ấy. Đúng là một cái Tết tha hương!! Dung liếc qua chị Liên thì thấy chị ấy cũng sụt sùi nước mắt. Hai chị em đang đi lủi thủi thì bỗng nghe có tiếng ai gọi đằng sau lưng:
-Chị Dung chị Dung!! Phải chị Dung đó không?
Dung quay lại ngập ngừng ngó hai người thanh niên, một người trong quân phục phi công và một người khác trong quần áo thường phục. Hai người cùng có vẻ buồn bả và lẻ loi.
-Chị Dung chị không nhận ra em sao? Em là Hùng đây, em của chị Hạnh bạn chị đó. Còn đây là anh Hải anh của em. Ảnh là phi công lái F5, còn em cũng Không quân nhưng về cơ khí. Tụi em gặp lại trong trại tị nạn ở Guam và mới về DC tháng trước đó chị.
Thì ra đây là anh em của người bạn thân tên Hạnh của Dung khi còn trung học. Nhớ hồi đó hay đến nhà bạn Hạnh chơi, Dung hay gặp Hùng. Hùng rất ngoan và chịu khó. Có những mùa hè, đến thăm Hạnh trên căn gác, Hạnh đã nhờ Hùng đi mua cốc ổi về cho Dung và Hạnh nhâm nhi. Còn anh Hải thì họa hoằng lắm Dung mới gặp. Hồi ấy anh Hải rất oai, cao ráo và hay cười mỉm chi. Mỗi lần thấy anh Hải là Dung lật đật trốn đi nơi khác, rất sợ và mắc cở.
Dung mừng quá, mau mau xoay qua giới thiệu chị Liên cho anh em Hải và Hùng. Anh Hải ban đầu cũng ngập ngừng nhưng có thể nhờ bản tánh hoạt bát “phi công” sẵn của mình, anh ấy đã bắt chuyện một cách dễ dàng và tự nhiên. Còn chị Liên thì ban đầu cũng không nói gì nhưng nhờ anh Hải pha trò dí dỏm nên chị cũng trở nên dạn dĩ và nói chuyện vui vẻ hơn. Cả nhóm rủ nhau vào lại hội trường để nói chuyện tiếp. Cả bọn bốn người ngồi lại bên chiếc bàn trắng và trên những ghế nhựa nhưng sao bây giờ lại thấy ấm cúng vô cùng. Sẵn có chiếc bánh chưng mà bà cụ tốt bụng đã tặng ban nảy, cả đám mở ra, mỗi người chia nhau một miếng bánh. Đúng như lời bà cụ đã nói, dù không được gói bằng lá chuối nhưng cái bánh chưng này lại có một màu xanh ngọc rất đẹp, hương vị lại ngọt ngào thơm phức. Cả đám bốn đứa quây quần vừa kể chuyện ngày xưa ngày nay, nhâm nhi miếng bánh chưng vào ngày đầu Xuân của một năm mới. Không khí giống Tết vô cùng. Tự nhiên Dung thấy lòng mình thật bình an và hạnh phúc.
Dung ngó một cách kín đáo qua chị Liên. Nét mặt buồn phiền nghiêm nghị của chị ngày thường đã mất dần. Thay vào đó là một nét mặt vui vẻ và tươi trẻ. Chị Liên cũng đẹp lắm đó. Một vẽ đẹp mà ngay chính lúc ấy Dung mới nhận ra. Hay thật là mùa Xuân đã về trong lòng của chị và của những người tha hương?
Bẵng đi một thời gian, chị Liên nhận việc làm mới ở Gia Nã Đại, nơi mà chị có thể sử dụng cả ba ngôn ngữ Anh Việt Pháp của mình, còn Dung thì theo đuổi việc học ở Ohio. Hai năm sau Dung nhận được thiệp hồng của chị Liên và anh Hải.
Mới đó mà đã bốn mươi năm rồi. Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào. Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
Xuân 2014
Võ Quách thị Tường Vi
Viết cho chị L.
TrướcSauIn Trang
Gửi ý kiến của bạn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)