Bí kíp trở thành người bán hàng “cừ khôi”
Trong ngành bán hàng, bạn phải trở thành một người thành công nếu không sẽ khó có thể tồn tại lâu trong lĩnh vực này. Để làm được đó, hãy tích lũy cho mình những đặc điểm sau của một người bán hàng “cừ khôi”.
Bí kíp trở thành người bán hàng “cừ khôi”
Nghĩ một cách bao quát hơn
Thay vì nghĩ rằng mình cố gắng bán hàng, dù chỉ 1, 2 sản phẩm, bạn nên nghĩ rằng mình đang từng bước xây dựng công việc kinh doanh. Khách hàng sẽ dễ dàng chú ý lắng nghe những điều mang tính khái quát và có tính chiến lược lâu dài hơn.
Khai thác nhiều khách hàng từ 1 người
Đừng chỉ tập trung thuyết phục một khách hàng và sau khi đạt được mục tiêu của mình, bạn lại lãng quên họ. Hãy cố gắng để 1 khách hàng mang tới nhiều khách hàng hơn cho bạn.
Lắng nghe nhiều hơn nói
Nhiều người cho rằng bán hàng là “nghề chỉ nói” nhưng thực chất, một người bán hàng xuất sắc sẽ biết cách lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và mang tới giải pháp hiệu quả cho họ.
Làm nhiều hơn những gì đã cam kết
Trong lĩnh vực bán hàng, có một phương châm rằng “cam kết ít, mang đến nhiều” cho khách hàng. Nhưng điều này nên là “cam kết nhiều, mang đến nhiều” bởi những lời hứa giúp bạn có thêm động lực để đáp ứng những gì đã cam kết.
Đầu tư thời gian vào những điều/ người tạo ra kết quả tích cực
Những người bán hàng giỏi biết cách sử dụng thời gian vào những hoạt động giá trị và tránh những thứ/ người không sinh lợi trong hiện tại và tương lai.
Tìm kiếm những giải pháp mới, hiệu quả và nhanh hơn để tăng doanh thu
Những người làm sales xuất sắc làm việc không ngừng để cải thiện bản thân và tìm kiếm các biện pháp tốt hơn để kết thúc giao dịch thành công.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Hãy đầu tư vào cộng đồng của bạn. Đừng cho rằng đó là chi phí bởi trong nghề này, bạn cần phát triển mối quan hệ. Hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ tình nguyện tới các câu lạc bộ địa phương.
Đam mê công việc
Người sales tốt nhất bị ám ảnh bởi khách hàng và luôn nỗ lực để phát triển công việc kinh doanh của mình.
Không lệ thuộc vào kinh tế thị trường
Nếu là nhân viên bán hàng xuất sắc, bạn sẽ làm tốt trong bất cứ nền kinh tế nào bởi bạn tạo ra nền kinh tế của riêng mình. Bạn có thể kiểm soát cuộc đua của riêng mình bất chấp môi trường ra sao.
Coi trọng những người có tinh thần chiến đấu cao
Đôi khi, mọi người coi nhân viên bán hàng bậc thầy là những người lạnh lùng, không quan tâm tới người khác. Nhưng thực tế, họ chỉ không quan tâm tới những người làm việc kém hiệu quả mà tập trung vào những người làm việc chăm chỉ và khát khao thành công.
Không bị tác động nhiều bởi những yêu cầu
Họ tự thúc đầy bản thân đạt được mục tiêu, chứ không phải làm việc vì áp lực do người khác đặt lên.
Coi thất bại là sự đầu tư cho thành công
Nếu bạn không đạt được một hợp đồng, đừng nghĩ rằng đó là thất bại. Để thành công, bạn phải đánh đổi bằng một số chi phí cơ hội nhất định.
Không bao giờ đầu hàng trước những khách hàng khó tính
Hãy nhớ rằng bạn phát triển công việc kinh doanh của mình. Những vị khách hàng khó tính sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học cần thiết cho những cơ hội trong tương lai.
Trân trọng thời gian
“Dân sales” cừ khôi là những nhà ảo thuật với thời gian. Họ không quản lý thời gian mà tạo ra nó và tận dụng nó một cách hiệu quả.
Coi khó khăn như cơ hội
Khi một vấn đề nảy sinh, hãy coi đó như một cơ hội để thử thách bản thân. Còn nếu bạn không có khó khăn gì, điều đó có nghĩa bạn không tạo ra giá trị nào cả.
Đầu tư vào học hành, sự phát triển và động lực cá nhân
Họ coi đây là công cụ thiết yếu của một người bán hàng chuyên nghiệp. Bạn cần tiếp tục đầu tư vào cuộc chơi của mình cũng giống như những cầu thủ chuyên nghiệp luôn luôn tập luyện.
Đầu tư vào sự nghiệp, công việc và khách hàng
Hãy đầu tư vào các cơ sở vật chất cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Nếu bạn quan tâm tới sự nghiệp, công việc và khách hàng, tiền sẽ đến với bạn.
Đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn sếp đưa ra
Không có người sếp nào có thể hiểu hết tiềm năng của bạn. Chỉ có chính bạn mới biết tiềm năng thực sự của mình. Vì vậy, hãy cố gắng vượt xa những tiêu chuẩn người khác áp đặt ở bạn.
Không đổ lỗi cho người khác
Người bán hàng giỏi tự chịu trách nhiệm với những sai lầm của mình thay vì cố gắng tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Tràn đầy năng lượng
Muốn thành công, bạn phải không ngừng suy nghĩ, lên kế hoạch để tiếp tục phát triển nền tảng khách hàng hiện tại dựa trên nguồn năng lượng, động lực liên tục được nạp đầy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét