Bài là trò chơi ưa chuộng mang lại nhiều niềm vui cho người chơi. Với tính năng sát phạt vui nhộn khiến người chơi không thể rời chân mỗi khi ghé vào. Hơn thế nữa, như một ma lực ẩn sân bên trong, Bài đã làm đảo điên cuộc sống nhiều người. Thấu hiểu được tâm lý “thắng muốn chơi tiếp, thua muốn gỡ” nên các nhà đầu tư đã ra sức kinh doanh lĩnh vực này, đưa Bài trở thành một ngành công nghiệp kinh doanh hái ra nhiều tiền nhất.
Cái tên Sheldon Adelson chắc hẳn sẽ không xa lạ trong giới kinh doanh Casino khi ông đã liên tiếp đầu tư và bành trướng lãnh thổ cho ngành công nghiệp đỏ đen, may rủi này. Hằng năm, Sheldon Adelson đã thu về trong tay hàng tỷ dolla lợi nhuận từ các “chiếu bạc” trên khắp thế giới. Thành công của ông hôm nay cũng là nhờ ông nắm trong tay một bí kiếp kinh doanh giỏi. 
Khối tài sản khổng lồ
Không ai có tốc độ làm giàu nhanh như Sheldon Adelson, ông chủ của tập đoàn Las Vegas Sands, chuyên kinh doanh giải trí và sòng bạc. Mặc dù tập đoàn Las Vegas Sands mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹvào tháng 12 năm 2004. Thế nhưng, chỉ 2 năm sau đó, tài sản của Adelson đã tăng thêm tới 17,5 tỷ USD.
Giới quan sát cho biết, trong lịch sử, chưa có ai lại giàu lên với tốc độ nhanh chóng như ông. Tính ra, mỗi giờ ông kiếm được trên dưới 1 triệu USD. Người ta đã ước tính rằng, nếu cứ duy trì tốc độ “hốt bạc” này, Adelson sẽ nhanh chóng vượt các đối thủ và trở thành người giàu nhất nước Mỹ.
Đánh giá về tài sản của mình khi ấy, Sheldon Adelson cũng đã từng rất tự tin nói rằng: “Tôi phải mất tới 11 năm để kiếm ra 1 tỉ USD đầu tiên, còn hiện tại trong vòng chưa đầy hai tháng tôi có thể bỏ túi 1 tỉ USD. Thế thì đã có thể coi là nhanh chưa nhỉ?”.
Tuy nhiên, năm 2009, số tài sản khổng lồ này bỗng chốc bốc hơi và sụt xuống còn gần 4 tỉ USD do khủng hoảng toàn cầu.
Mặc dù vậy, đến tháng 2 năm 2010, theo ước tính của Forbes, tài sản của tỉ phú Sheldon đã lại vọt lên mức hơn 9 tỉ USD, tương đương với GDP của quốc đảo du lịch nổi tiếng Bahamas ở Ấn Độ Dương.
Theo tính toán, nếu vua cờ bạc tái khôi phục được “kỳ tích” thu nhập ngót nghét 1 triệu USD lợi nhuận trên giờ thì một ngày sẽ bỏ túi gần 23,6 triệu USD.
Và dự báo, chưa đầy 10 năm nữa, Sheldon Adelson có thể chiếm ngôi vị người giàu nhất hành tinh. Chính bởi thế, hiện nay, dù sắp bước sang tuổi 80 nhưng ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson vẫn tiếp tục thể hiện phong độ kiếm tiền đáng nể của mình.
Trong năm 2011, tài sản của ông tăng thêm gần 7 tỉ USD, đạt tổng tài sản là 21,5 tỉ USD. Phần lớn lợi nhuận chủ yếu đến từ châu Á, cụ thể là từ sòng bạc kiêm khách sạn Marina Bay ở Singapore, khu nghỉ dưỡng và sòng bạc ởMacau.
Sheldon Adelson sinh tháng 8 năm 1933 trong một gia đình người Ukrainesang Mỹ định cư. Ông lớn lên trên các đường phố của trẻ bụi đời ở thành phốBoston, bang Massachusetts, Mỹ.
Cha ông làm nghề lái taxi còn mẹ đan thuê kiếm sống qua ngày. Do cuộc sống gia đình khó khăn nên ngay từ khi còn nhỏ, Adelson đã bắt đầu đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, giúp bố mẹ trang trải cuộc sống và học tập. Adelson bắt đầu đời kinh doanh của mình bằng nghề bán báo.
Sau đó, có một thời gian ngắn ông tham gia vào hoạt động môi giới cho vay cầm cố. Cũng giống như Bill Gates, Adelson cũng là một người bỏ học đại học giữa chừng.
Tới những năm 1960, ông cùng với hai người bạn nữa mở một công ty du lịch. Công việc làm ăn cũng không đến nỗi nào nhưng tới thập niên 1980, ông quyết định xoay sang tổ chức một triển lãm thương mại dành cho các sản phẩm máy tính cao cấp. Theo như những người bạn của ông thì chắc chắn không phải niềm đam mê công nghệ đã thúc đẩy Adelson chuyển sang lĩnh vực mới này.
Cũng theo nhiều người bạn thân của Adelson cho biết, đến tận bây giờ, họ vẫn không dám chắc là ông biết sử dụng máy vi tính hay không. Lý do cho việc chuyển đổi sang lĩnh vực mới này của Adelson chỉ đơn giản ông đã phát hiện ra một địa điểm tổ chức sự kiện được bán với giá quá rẻ.
Ngay khi thấy địa điểm tổ chức sự kiện được bán rẻ như thế, trong đầu Adelson đã nảy ra một nhẩm tính kinh doanh.
Adelson tính rằng ông sẽ thuê lại khu vực này với giá 0,25 USD mỗi foot vuông và cho thuê lại với mức giá cao gấp 100 lần là 25 USD mỗi foot vuông hoặc thậm chí còn cao hơn.
Vậy là triển lãm máy tính cao cấp mang tên Comdex ra đời vào năm 1987 và được tổ chức liên tục vào tháng 11 hàng năm tại Las Vegas.
Với công việc làm ăn diễn ra “xuôi chèo mát mái”, Adelson và một số người bạn hùn vốn để mua lại khách sạn và sòng bạc mang thương hiệu Sands của tập đoàn Kirk Kerkorian với giá 128 triệu USD.
Lúc đầu, ông bị hấp dẫn bởi ý nghĩ rằng, Sands có đủ diện tích đất đủ lớn để ông đầu tư xây dựng một trung tâm tổ chức sự kiện.
Nhưng chính việc mua lại Sands đã vô tình kéo ông vào lĩnh vực kinh doanh sòng bạc, lĩnh vực đưa ông lên vị trí một trong những người giàu có bậc nhất nước Mỹ và là ông vua sòng bạc thế giới như hiện nay.
Đến cuối thập niên 1990, Adelson hoàn thành công trình trung tâm triển lãm và tổ chức sự kiện Sands. Công trình này ngay lập tức trở thành trung tâm tổ chức sự kiện thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất nước Mỹ.
Năm 1995, Adelson bán lại Comdex cho ngân hàng Softbank của Nhật Bảnvới giá 862 triệu USD, trong đó phần của ông là hơn 500 triệu USD.
Năm đó, ông và nhiều đồng sự làm ăn đều đã ở độ tuổi trên 60 tuổi và nhiều người trong số họ bắt đầu chuyển sang nghỉ ngơi.
Nhưng Adelson thì khác, ông thậm chí còn lao vào những vụ làm ăn lớn hơn. Đến năm 1999, cùng với số tiền bán Comdex, ông vay mượn thêm hàng trăm triệu USD nữa rồi cho phá hủy toàn bộ trung tâm tổ chức sự kiện Sands để xây nên tổ hợp sòng bạc và khách sạn Venetian với trị giá 1,5 tỷ USD. Cũng từ đây, những khoản tiền khổng lồ liên tục đổ về túi của Adelson.
Bí kíp kiếm tiền: Nghiêm túc, cẩn trọng và không nghỉ ngơi
Adelson có một nguồn tài sản khổng lồ song điều đó không đồng nghĩa với việc ông dễ dàng có được nó chỉ đơn giản bằng sự may mắn. Để trở thành một người giàu có như hiện nay, Adelson đã làm việc không ngừng nghỉ.
Khối óc của một người 80 tuổi cho đến nay vẫn chưa có một phút giây nào nghỉ ngơi. Những người thân cận với Adelson đều có chung nhận xét rằng, ông là một doanh nhân xuất sắc, nhưng rất nóng tính, hay cáu bẳn.
Và đặc biệt là Adelson chặt chẽ quá mức cần thiết. Tính cách này một phần có thể là do Adelson đã trải qua một thời thơ ấu cơ cực tại khu ổ chuột của người Do Thái ở Boston, nơi gia đình ông sống nhờ vào đồng lương còm cõi của người cha làm nghề lái xe.
Ở Las Vegas, Adelson nổi tiếng là một người “khó tính”. Những người làm việc dưới quyền Andelson thường bị ám ảnh bởi tiếng quát của ông. Thỉnh thoảng, ông lại lên cơn thịnh nộ và nhằm vào một nhân viên cụ thể nào đó.
Tuy nhiên, ông thường xuyên dùng biện pháp quát tháo để điều hành công việc. Đây là cách khiến ông trở thành một ông chủ đầy uy quyền và có những đòi hỏi cao, mà chính những điều này lại giúp ông trở nên giàu có.
Trong kinh doanh, Adelson cũng không ngừng sáng tạo với những bí kíp riêng của mình. Ngay ở lĩnh vực sòng bạc, lĩnh vực mà hiện nay Adelson được tôn vinh là ông trùm thì Adelson cũng đã tạo ra những nét độc đáo khác biệt. Ông đã phá vỡ những quy tắc cơ bản trong thiết kế của một sòng bạc.
Các sòng bạc từ trước đến nay vẫn thường hướng du khách dành thời gian cho khu vực đánh bài bằng cách cung cấp ít tiện nghi nhưng Adelson lại xây dựng một tòa nhà hướng tới việc tổ chức sự kiện hơn là tập trung vào sòng bạc.
Với quan điểm này, bên trong Venetian có những quán bar nhỏ và máy fax ngay trong mỗi phòng dành cho khách. Cách bài trí này đã từng khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Venetian.
Tuy nhiên, hiện Venetian hiện chính là tổ hợp khách sạn và sòng bạc có mức lợi nhuận cao thứ hai ở Las Vegas, chỉ sau Bellagio, mặc dù, bộ phận sòng bạc chỉ đóng góp có 1/3 doanh thu cho tổ hợp này.
Ai cũng phải công nhận rằng, Adelson cho cả thế giới thấy, đến Las Vegas không có nghĩa là chỉ để đánh bạc.
Một trong những bí kíp thành công nữa của Adelson chính là luôn luôn phấn đấu để thay đổi hiện trạng của mình. Khi được hỏi: “Bí mật thành công của ông là gì?”, nhà tỉ phú này trả lời không cần suy nghĩ: “Hãy thay đổi hiện trạng và các anh sẽ vươn tới thành công”.
Theo vua cờ bạc, muốn giỏi giang trên thương trường, bất cứ ai cũng phải hiểu và làm chủ được nghệ thuật tiếp thị mình và tiếp thị sản phẩm mình kinh doanh. Adelson nói: “Một bí quyết quan trọng khác nữa là tôi sẵn sàng mạo hiểm, đánh cược với số phận, luôn làm những gì người khác chưa làm. Tóm lại là tìm ra cái mới để kinh doanh và đầu tư”.
Thế nhưng, có điều mà ít người ngờ rằng, dù quản lý các sòng bạc lớn, nhưng Adelson thú nhận ông rất ít khi chơi trò rulet, bởi đơn giản là không có thời gian.
Adelson còn thường xuyên là tâm điểm của sự chú ý nhờ những vụ va chạm và kiện tụng. Người ta vẫn hay nhắc tới vụ ông phản đối các đầu bếp ở Las Vegas đứng đình công bên ngoài lối đi trước Venetian.
Ông đã kiện họ lên tận Tòa án Tối cao của Mỹ. Mặc dù ông đã bị thua kiện song tiếng vang mà nhà tỷ phú này tạo ra thì không hề nhỏ.
Vào cuối những năm 1990, ông còn phát đi vô số đơn kiện nhằm vào các nhà thầu tham gia vào dự án xây dựng trung tâm triển lãm Sands.
Thậm chí, đến cả công ty điện lực địa phương ở đây cũng bị ông kiện vì ông cho rằng đúng ra công ty này phải dọn sạch các cột điện trên khu vực dự án của ông.