Cà phê chồn là loại cà phê gì? Vì sao lại đắt như vậy?
Ngày gửi: 06/11/2008 - 08:34 | Câu hỏi liên quan
Danh sách trả lời (10)
Đó là loại cà phê đặc biệt, những hạt cà phê tươi được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 1/4 pound. Một tách cà phê loại này sẽ khiến bạn mất khoảng 50 USD. Vậy loại cà phê này bắt nguồn từ đâu? Từ phân của loài cầy hương.
Nói một cách chính xác hơn, đó là một loài động vật có vú nhỏ ở Đông Nam Á, có họ hàng với loài cầy mangut và rất thích ăn các loại trái cây. Vậy điều gì đã khiến cho loại cà phê chồn này trở nên đắt đỏ như vậy? Loài cầy hương này trèo lên các cây cà phê và chúng chỉ ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất.
Trên thực tế, loài động vật này là loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Khi được sử dụng, loại hạt cà phê này có mùi đặc trưng và đem lại vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường.
Chính enzyme tiết ra từ dạ dày loài động vật này đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê trong quá trình lên men. Những người ưa thích cà phê ở các quốc gia phát triển đang "điên rồ" vì loại cà phê đặc biệt này.
Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm, do đó, hầu như nó không thể chạm tới bờ biển của nước Anh xa xôi mà nó chỉ xuất hiện ở Mỹ và Nhật Bản. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng tạo ra các loại hạt cà phê này. Rất nhiều loại chất tiêu hoá đã được thử nghiệm ở bên ngoài bề mặt hạt cà phê, và kết quả là hiện tượng biến đổi màu sắc của hạt cà phê đã xảy ra. Hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt.
Hiện tượng lên men bên trong đã tạo ra hương vị đặc trưng của hạt cà phê, nó được mô tả là "có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu".
Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê.
Cho dù bạn không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này.
Vậy liệu loại cà phê đã có một "chuyến hành trình" qua dạ dày của cầy hương có đủ an toàn để cho bạn thưởng thức?
Thực chất, loại cà phê chồn này trên thị trường khá sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ mọi vi khuẩn. Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung. Một số người lo sợ rằng hoạt động mua bán loài cầy hương đặc biệt này sẽ phát triển, do giá cao, một số người đã săn bắt loài động vật này. Và một số quốc gia vốn không phải là nơi sinh sống tự nhiên của loài cầy hương, chẳng hạn như các quốc gia Đông Phi, đã có ý định tham gia vào thị trường này.
Ở những khu vực là nơi sinh sống của loài động vật này, cầy hương cũng đang trở nên hiếm hoi hơn do thịt của chúng được coi là một loại đặc sản.
Nói một cách chính xác hơn, đó là một loài động vật có vú nhỏ ở Đông Nam Á, có họ hàng với loài cầy mangut và rất thích ăn các loại trái cây. Vậy điều gì đã khiến cho loại cà phê chồn này trở nên đắt đỏ như vậy? Loài cầy hương này trèo lên các cây cà phê và chúng chỉ ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất.
Trên thực tế, loài động vật này là loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Khi được sử dụng, loại hạt cà phê này có mùi đặc trưng và đem lại vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường.
Chính enzyme tiết ra từ dạ dày loài động vật này đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê trong quá trình lên men. Những người ưa thích cà phê ở các quốc gia phát triển đang "điên rồ" vì loại cà phê đặc biệt này.
Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm, do đó, hầu như nó không thể chạm tới bờ biển của nước Anh xa xôi mà nó chỉ xuất hiện ở Mỹ và Nhật Bản. Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng tạo ra các loại hạt cà phê này. Rất nhiều loại chất tiêu hoá đã được thử nghiệm ở bên ngoài bề mặt hạt cà phê, và kết quả là hiện tượng biến đổi màu sắc của hạt cà phê đã xảy ra. Hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt.
Hiện tượng lên men bên trong đã tạo ra hương vị đặc trưng của hạt cà phê, nó được mô tả là "có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu".
Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê.
Cho dù bạn không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này.
Vậy liệu loại cà phê đã có một "chuyến hành trình" qua dạ dày của cầy hương có đủ an toàn để cho bạn thưởng thức?
Thực chất, loại cà phê chồn này trên thị trường khá sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ mọi vi khuẩn. Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung. Một số người lo sợ rằng hoạt động mua bán loài cầy hương đặc biệt này sẽ phát triển, do giá cao, một số người đã săn bắt loài động vật này. Và một số quốc gia vốn không phải là nơi sinh sống tự nhiên của loài cầy hương, chẳng hạn như các quốc gia Đông Phi, đã có ý định tham gia vào thị trường này.
Ở những khu vực là nơi sinh sống của loài động vật này, cầy hương cũng đang trở nên hiếm hoi hơn do thịt của chúng được coi là một loại đặc sản.
Thích (0) (0)
Ngày gửi: 06/11/2008 - 08:38
Cà phê chồn hay còn gọi là cà phê cứt chồn bạn ạ
Đắt tiền và hiếm nhất thế giới, đó là những từ mà tớ muốn nhắc đến một thứ cà phê đắt và dzơ nhất thế giới “cà phê cứt chồn“. Nếu bạn có một kg cà phê cức chồn thì xin được chúc mừng vì bạn có thể bán nó với một mức giá ngất ngưỡng trên trời từ US $350/kg trở lên.
Đây là một thứ cà phê mà chúng ta chỉ có nghe nói đến mà thôi, chớ ít có ai biết mùi vị thật sự của nó ra sao. Ở Đà Lạt nơi tớ đã sinh sống cũng có một số quán cà phê, nhà rang xay “tự giới thiệu” là có cà phê cức chồn. Giá mỗi ly từ 20 đến 50 ngàn đông và phục vụ đều đặn cho cả hàng ngàn tín đồ cà phê đạo mỗi ngày. Nếu tính sơ sơ thì chúng ta có thể tưởng tượng ra được con chồn phải to bằng cở con voi ở Bản Đôn, được nuôi thuần và chuyên ăn vào - “ấy” ra mới có được một lượng cà phê “cức chồn” khổng lồ như thế.
Hiện nay, trên thế giới Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê cứt chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn). Giá mỗi ly cà phê cứt chồn chính hiệu có thể được bán từ 10usd trở lên, và xin nhắc lại đây là thứ đồ uống được liệt vào loại “xa xỉ” và vô cùng hiếm.
Nhằm phổ biến rộng rãi hơn nữa về thứ đồ uống “quý-sờ-tộc” này, hôm nay tớ xin được giới thiệu một số hình ảnh về loài chồn tuyệt vời này. Biết đâu được trong vườn cà phê của bà con lại có một vài con như thế, và có một vài đống phân được gọi là “cà phê Chồn“.
Đắt tiền và hiếm nhất thế giới, đó là những từ mà tớ muốn nhắc đến một thứ cà phê đắt và dzơ nhất thế giới “cà phê cứt chồn“. Nếu bạn có một kg cà phê cức chồn thì xin được chúc mừng vì bạn có thể bán nó với một mức giá ngất ngưỡng trên trời từ US $350/kg trở lên.
Đây là một thứ cà phê mà chúng ta chỉ có nghe nói đến mà thôi, chớ ít có ai biết mùi vị thật sự của nó ra sao. Ở Đà Lạt nơi tớ đã sinh sống cũng có một số quán cà phê, nhà rang xay “tự giới thiệu” là có cà phê cức chồn. Giá mỗi ly từ 20 đến 50 ngàn đông và phục vụ đều đặn cho cả hàng ngàn tín đồ cà phê đạo mỗi ngày. Nếu tính sơ sơ thì chúng ta có thể tưởng tượng ra được con chồn phải to bằng cở con voi ở Bản Đôn, được nuôi thuần và chuyên ăn vào - “ấy” ra mới có được một lượng cà phê “cức chồn” khổng lồ như thế.
Hiện nay, trên thế giới Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê cứt chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn). Giá mỗi ly cà phê cứt chồn chính hiệu có thể được bán từ 10usd trở lên, và xin nhắc lại đây là thứ đồ uống được liệt vào loại “xa xỉ” và vô cùng hiếm.
Nhằm phổ biến rộng rãi hơn nữa về thứ đồ uống “quý-sờ-tộc” này, hôm nay tớ xin được giới thiệu một số hình ảnh về loài chồn tuyệt vời này. Biết đâu được trong vườn cà phê của bà con lại có một vài con như thế, và có một vài đống phân được gọi là “cà phê Chồn“.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét