Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Nghệ thuật kinh doanh


Nghệ thuật kinh doanh

Lập Xuân

Tạp chí Cơ hội Vàng
Gửi email  Bản in 
10:47' AM - Thứ tư, 10/03/2010
Kinh doanh là một nghệ thuật, ai biết vận dụng nó người đó sẽ chiến thắng.
Từ bài học McDonald's
Trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, trên thế giới có hơn 25.000 cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s và có khoảng 1,5 triệu người làm việc cho nó. Một cuộc thăm dò cho thấy biểu tượng chữ M màu vàng của McDonald còn dễ nhận ra hơn cả chữ thập đỏ chứng tỏ tính phổ cập của thương hiệu hàng đầu thế giới này.
Ray Kroc
Ray Kroc
Nói về hiện tượng McDonald’s thì phải kể đến người có công phát triển nó: Ray Kroc. Kroc bắt đầu lao động từ rất sớm bằng quầy bán nước chanh ở trước nhà mình và làm thêm tại những cửa hàng tạp phẩm trong mùa nghỉ hè. Dưới mắt cậu bé có máu mê làm ăn này, thế giới xung quanh là một thương trường rộng lớn mà ai biết kinh doanh sẽ thắng. Khi bước sang lứa tuổi teen, Kroc bỏ học để bán hàng cho công ty Lily-tulip. Bằng khả năng thiên phú của mình cậu nhanh chóng trở thành người bán hàng giỏi nhất công ty. Kroc chia tay với Lily sau 10 năm làm việc rồi bỏ ra 10 năm nữa rong ruổi khắp nước Mỹ bán loại máy trộn sữa Multimixer.
Khi doanh thu sụt giảm do người mua không có, Kroc đang buồn phiền thì nhận được đơn đặt hàng từ một nhà hàng ở California. Khi Kroc tới nhà hàng, anh nhìn thấy một cửa hàng hamburger nhỏ gần đó do hai anh em Dick và Mac Donald làm chủ. Đây là một cửa hàng mới lạ, tự phục vụ theo dây chuyền không có ghế ngồi còn thực đơn chỉ có bánh pho mát, hamburger, khoai tây chiên, đồ uống và sữa lắc. Khách hàng đặt hàng và nhận thức ăn trong chưa đầy một phút. Lập tức, trong đầu Kroc hiện lên câu hỏi: tại sao không nhân rộng mô hình nhà hàng này ra khắp nước Mỹ? Đem ý tưởng này thảo luận với anh em McDonald thì họ trả lời là không hứng thú với đề nghị. Nhưng hai người cũng đồng ý nhượng quyền kinh doanh mô hình nhà hàng McDonald's cho Kroc. Cờ đã có trong tay, Kroc bắt đầu phất với cửa hàng McDonald cải tiến đầu tiên mở năm 1955 do anh làm chủ.
Nhưng vận may chỉ đến với Kroc khi anh gặp Harry Sonnenborne, một người đã chỉ cho anh cách kiếm tiền thông qua kinh doanh bất động sản. Kroc thành lập một công ty mua hoặc cho thuê đất mở nhà hàng và dùng tiền kiếm được phát triển thêm mô hình cửa hàng McDonald. Những người kinh doanh McDonald sẽ phải trả tiền thuê đất hoặc một phần trăm doanh thu của họ. Không lâu sau, 1000 cửa hàng McDonald mọc lên trên nước Mỹ. Sau đó ông bỏ ra một khoản tiên lớn thâu tóm toàn bộ thương hiệu McDonald's từ tay anh em nhà McDonald, thoát khỏi tình trạng nhượng quyền để có thể tự do điều hành công ty theo cách mình muốn. Kroc đã chứng minh được triết lý kinh doanh mới: “kinh doanh là nghệ thuật phục vụ khách hàng theo cách của bạn”.
Nghệ thuật kinh doanh tóm gọn trong 26 chữ cái
Một doanh nhân đã chia sẻ với mọi người về nghệ thuật kinh doanh bằng những lời khuyên nằm trong bảng chữ cái từ A – Z.
A - Attitude – Thái độ tích cực: Trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp , dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và suy nghĩ tích cực, đồng thời truyền sự lạc quan này đến các cộng sự và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.
B - Bold – Kiên định: Cho dù hoàn cảnh kinh doanh có lúc thăng trầm thì bạn vẫn phải giữ vững lập trường, không từ bỏ mục tiêu và không để giấc mơ lụi tàn.
C - Courteous, charming & candid – Lịch thiệp, say mê & bộc trực: Ba tính cách này thường hòa quyện với nhau ở những doanh nhân thành đạt.
D - Determined – Quyết tâm: Quyết tâm để biến những ý tưởng thành hiện thực
E - Energy – Năng lượng: Đừng phí sức vào những việc vô ích
F - Staying Focused – Luôn tập trung: Phải biết tập trung vào những vấn đề quan trọng, chứ không lan man với các tiểu tiết
G - Gregarious and generous – Hòa đồng và rộng lượng: Hòa đồng và rộng lượng để kết giao thêm nhiều bạn mới phòng khi cần đến họ.
H - Humor – Hài hước: Óc hài hước sẽ giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn. Một lời nói đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể giải tỏa bầu không khí căng thẳng.
I - Innovation – Cách tân: Đây là chìa khóa không thể thiếu cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh.
J - Juggle – Khả năng xử lý: Năng lực này sẽ giúp bạn xử lý nhiều nhiệm vụ một lúc mà không sợ sai lầm.
K - Kooby – Độc đáo: Ý tưởng độc đáo, thậm chí táo bạo là cái rất cần trong kinh doanh, vì nó tạo ra sự khác biệt
L - Lead – Dẫn dắt: Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường đã vạch.
M - Mentor – Người bảo trợ: Doanh nhân còn là người bảo trợ và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với người khác.
N - Naturally – Tự nhiên: Hãy thoải mái khi điều hành doanh nghiệp giống như là óc kinh doanh có sẵn trong AND di truyền của bạn.
O – Optimistic – Lạc quan: Đây là yếu tố rất cần trong kinh doanh nhưng cũng không nên quá xa rời thực tế.
P – Pleasantly persistent – Kiên trì trong sự thoải mái: Kỹ năng này giúp bạn duy trì sự cân bằng để có thể đi xa
Q – Question – Đặt câu hỏi: Không bao giờ từ thỏa mãn dù lúc công việc làm ăn đang tốt nhất, mà phải dự báo cả những cơ hội lẫn bất trắc.
R – Remarkable – Đặc biệt: Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải đặc biệt và sản phẩm dịch vụ của bạn cũng phải đặc biệt thì mới nổi bật được trong rừng đối thủ cạnh tranh.
S – Strategic – Chiến lược: Chiến lược là tấm bản đồ đưa bạn đi đến mục tiêu, dù bản đồ có khi phải chỉnh lại chỗ này chỗ khác.
T – Technically competent – Nền tảng chuyên môn: Một doanh nhân giỏi phải biết tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và bổ sung liên tục để cải thiện sức cạnh tranh.
U - Unflappable – Điềm tĩnh: Khi kinh doanh không diễn ra như ý muốn, bạn cần giữ được sự bình tĩnh để không phạm sai lầm khi giải quyết vấn đề.
V – Value – Tạo dựng giá trị: Các doanh nhân nào xây dựng dược giá trị cho thương hiệu, khách hàng sẽ đến với họ.
W - Wow - Ấn tượng: Bạn phải tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng khi giao tiếp để họ không quên bạn.
X – eXtraodinary eXperiences – Trải nghiệm khác thường: Nên tạo ra những trải nghiệm thú vị với khách hàng, như một bữa ăn sáng trong không gian đẹp chẳng hạn, để họ còn quay trở lại nhiều lần trong tương lai.
Y – Young at heart – Trẻ mãi không già: Các doanh nhân thành đạt không hề già khi nghĩ đến việc học và bổ sung kiến thức.
Z- Zealous – Nhiệt huyết: Nhiệt huyết với công việc, với nhân viên và với khách hàng là yếu tố không thể thiếu ở các doanh nhân thành đạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét